Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hà Nội quản lý chặt tài sản công, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng

Hải Hà

Thứ ba, 05/11/2024 - 23:19

(Thanh tra) - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, thành phố đã có các giải pháp khắc phục nhằm quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, khai thác hiệu quả tài sản công, phòng chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, Hà Nội khai thác hiệu quả tài sản công, phòng chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng. Ảnh: Linh Phạm

Chiều 5/11, UBND thành phố Hà Nội sơ kết 1 năm đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công của thành phố giai đoạn 2023 - 2025 và triển khai tổng kiểm kê tài sản công.

Ngay từ khi đề án được thông qua, thành phố Hà Nội đã xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm và dài hạn, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, nỗ lực và trách nhiệm cao từ các sở, ngành, đơn vị.

Để đảm bảo đề án đi vào thực tiễn, UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch số 155/KH-UBND ngày 26/5/2023 với sự phân công rõ ràng gồm 9 nhóm giải pháp và 67 nhiệm vụ (bao gồm cả các nhiệm vụ có thời hạn và thường xuyên).

Sau một năm thực hiện, công tác quản lý tài sản công của thành phố Hà Nội đã có những bước tiến vượt bậc, đi vào nền nếp, mang tính khoa học hơn và đạt được những cải thiện đáng kể.

Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Xuân Lưu cho biết, đề án đã giúp thành phố Hà Nội xây dựng một hệ thống quản lý tài sản công không chỉ bền vững mà còn góp phần phát huy tối đa tiềm năng và giá trị của các nguồn lực, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội toàn diện của Thủ đô.

Đáng chú ý, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, thực hiện đề án, Sở đã tham mưu UBND thành phố ban hành văn bản chấp thuận chủ trương, quyết định thu hồi, cưỡng chế thu hồi 113 địa điểm sử dụng không đúng quy định và đã thu hồi được 56 địa điểm (trong đó có 6 địa điểm là nhà chuyên dùng thuộc sở hữu Nhà nước; 42 địa điểm là diện tích kinh doanh dịch vụ tại các tòa nhà tái định cư).

Hiện nay, UBND các quận, huyện đang tiếp tục cưỡng chế thu hồi các địa điểm vi phạm còn lại.

Trên cơ sở phân loại 3 nhóm nợ: Nợ luân chuyển có khả năng thu hồi ngay; nợ khó thu; nợ xấu, khó đòi, khả năng thu hồi nợ thấp, Sở Xây dựng đã báo cáo UBND thành phố chấp thuận chủ trương về phương án chi tiết thu hồi, xử lý các khoản nợ phải thu từ quỹ nhà thuộc sở hữu Nhà nước.

Đến nay, Công ty TNHH một thành viên Quản lý và phát triển nhà Hà Nội đã đôn đốc, thu hồi được 227,9 tỷ đồng nợ đọng nghĩa vụ tài chính.

Tuy nhiên, theo đại diện Sở Tài chính Hà Nội, quá trình triển khai đề án cũng gặp khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, dẫn đến thiếu chủ động, giải pháp chưa hiệu quả. Mặt khác, một số nhiệm vụ quan trọng chưa kịp tiến độ; chất lượng triển khai...

Ngoài ra, một số cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa triển khai đề án kịp thời, đầy đủ; thiếu bộ máy chuyên trách về quản lý tài sản công tại các đơn vị; trình độ, kiến thức của cán bộ hạn chế…

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải nhấn mạnh, đề án có ý nghĩa lớn trong việc đánh giá tổng quan thực trạng quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công, nhận diện những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.

Trên cơ sở đó, thành phố có các giải pháp khắc phục nhằm quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, khai thác hiệu quả tài sản công, phòng, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải đề nghị, sau hội nghị này, Sở Tài chính tiếp tục tổng hợp và tham mưu, đề xuất, báo cáo UBND thành phố xem xét, chỉ đạo kịp thời, khắc phục những khó khăn, tồn tại.

Đồng thời, giao Sở Tài chính đẩy nhanh rà soát sắp xếp tài sản công; đẩy mạnh chuyển đổi số ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu theo tinh thần "đúng, đủ, sạch, sống"; có cơ chế cập nhật, tận dụng dữ liệu thông tin sẵn có để chia sẻ.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tôn sư trọng đạo là yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục!

Tôn sư trọng đạo là yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục!

(Thanh tra) - Đó là phát biểu của Hoà thượng Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Học viên Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, khi bàn về Luật Giáo dục, nhân ngày 20/11- Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Trà Vân

16:21 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm