Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ sáu, 12/05/2023 - 21:44
(Thanh tra) - Đó là một trong những mục tiêu của công tác giám sát cộng đồng đối với dự án đầu tư xây dựng cơ sở (ĐTXDCS) hạ tầng sử dụng ngân sách Nhà nước (NSNN) nằm trong đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu nâng cao hiệu quả công tác giám sát cộng đồng đối với dự án ĐTXDCS hạ tầng sử dụng NSNN trên địa bàn tỉnh Sơn La” do TS Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (LC&KHTT) làm Chủ nhiệm.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: TH
Ngày 12/5, Viện LC&KHTT tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Những vấn đề chung về giám sát cộng đồng đối với dự án ĐTXDCS hạ tầng sử dụng NSNN”.
Theo TS Nguyễn Quốc Văn, giám sát cộng đồng là một hình thức giám sát xã hội, có tính độc lập, công khai, không gắn với chức năng, kế hoạch, sự phối hợp trong bộ máy Nhà nước, nhằm theo dõi, xem xét, đánh giá tính hợp pháp, hợp lý trong hoạt động của bộ máy Nhà nước nhằm đảm bảo thực thi quyền lực nhân dân trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Giám sát cộng đồng có đặc trưng là hoạt động giám sát bên ngoài hệ thống Nhà nước; là hình thức giám sát không chế tài, mang tính quyền lực nhân dân. Chủ thể giám sát là người dân sinh sống trên địa bàn dân cư tự nguyện tham gia vào hoạt động giám sát; nội dung giám sát là những vấn đề liên quan trực tiếp tới đời sống của dân cư trên địa bàn.
TS Nguyễn Quốc Văn cho rằng, giám sát đầu tư cộng đồng đối với dự án ĐTXDCS hạ tầng sử dụng NSNN là hoạt động tự nguyên của dân cư sinh sống trên địa bàn xã, phường, thị trấn nhằm theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình thực hiện dự án ĐTXDCS hạ tầng để kịp thời ngăn chăn và xử lý sai phạm, gây lãng phí, thất thoát vốn và tài sản Nhà nước, xâm hại lợi ích của cộng đồng.
Mục tiêu của hoạt động giám sát đầu tư của cộng đồng là bảo đảm việc ĐTXD các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế và xã hội trên địa bàn xã đúng quy định, đúng mục tiêu, đúng tiến độ, có hiệu quả và bảo đảm về chất lượng công trình; góp phần phòng, chống lãng phí, thất thoát các nguồn lực trong quá trình triển khai thực hiện dự án thuộc các công trình trên địa bàn xã; phòng chống xâm hại lợi ích cộng đồng, gây ô nhiễm môi trường trong quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, quản lý vận hàng, sử dụng các công trình.
Tại hội thảo, các đại biểu đều nhấn mạnh việc giám sát cộng đồng đối với dự án ĐTXDCS hạ tầng là quan trọng như Ban chủ nhiệm đề cập. Đồng thời, thảo luận về chủ thể, đối tượng, nội dung giám sát cộng đồng.
Theo đó, chủ thể giám sát bao gồm người dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư cộng đồng. Ban Chủ nhiệm cần cân nhắc thêm về chủ thể giám sát là báo chí. Đối tượng giám sát là các doanh nghiêp, các chủ đầu tư.
Về nội dung giám sát, các đại biểu cho rằng, nếu tiếp cận theo các giai đoạn của việc thực hiện dự án thì nội dung giám sát đối với dự án ĐTXDCS hạ tầng bao gồm: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giám sát việc thực hiện cấp hoặc thuê đất, chi phí giải phóng mặt bằng, đền bù, việc tuyển chọn tư vấn khảo sát thiết kế, giám định kỹ thuật công trình, giám sát nguồn vốn và kế hoạch ghi vốn liên quan đến khả năng thanh quyết toán công trình hoàn thành..
Giai đoạn thực hiện dự án sẽ giám sát việc tổ chức thi công, giám sát khối lượng, chất lượng, kỹ thuật công trình, giám sát có đúng thiết kế được duyệt hay không…
Giai đoạn dự án đã hoàn thành sẽ giám sát nghiệm thu, thanh, quyết toán, bàn giao công trình, đưa công trình vào sử dụng có đúng thời gian và thủ tục quy định không?
Nếu tiếp cận theo mục tiêu của dự án, nội dung giám sát đối với dự án ĐTXDCS hạ tầng bao gồm: Giám sát sự phù hợp với quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh quan, môi trường, phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa của địa phương; bảo đảm ổn định cuộc sống của nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội của quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, giám sát việc sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm đúng mục đích, đối tượng và trình tự ĐTXD; giám sát việc tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng công trình thuận lợi, an toàn; giám sát việc đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe con người và tài sản.
Đồng thời, giám sát việc đảm bảo xây dựng đồng bộ trong từng công trình và đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Đối với nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể giám sát, các đại biểu cho rằng, chủ thể giám sát phối với với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng chương trình, nội dung, kế hoạch giám sát dự án ĐTXDCS hạ tầng sử dụng ngân sách Nhà nước; quyết định thành lập đoàn giám sát và tổ chức hoạt động giám sát theo kế hoạch; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát; tổ chức đối thoại để làm rõ nội dung kiến nghị sau giám sát khi cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát.
Đồng thời, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét áp dụng các biện pháp để bảo vệ lợi ích Nhà nước; đề nghị xem xét trách nhiệm các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật liên quan đến dự án ĐTXDCS hạ tầng sử dụng NSNN; ban hành hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan ban hành văn bản về kết quả giám sát dự án đĐTXDCS hạ tầng; chịu trách nhiệm về những nội dung kiến nghị sau giám sát…
Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã thảo luận, phân tích thêm phương thức, kết quả giám sát, điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện giám sát, mối quan hệ phối hợp giữa giám sát đầu tư cộng đồng với các cơ quan, tổ chức có liên quan và vai trò, trách nhiệm của các chủ thể Nhà nước và xã hội trong việc quản lý các dự án ĐTXDCS hạ tầng sử dụng NSNN; các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát đầu tư cộng đồng….
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương
Nam Dũng