Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ sáu, 02/12/2022 - 16:43
(Thanh tra) - Đó là một trong những vai trò của giám định trong hoạt động thanh tra được ThS. Lê Đức Trung, Trưởng Phòng Hành chính - Tổ chức, Viện Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CLKHTT) đưa ra tại hội thảo hoàn thiện nội dung nghiên cứu đề tài khoa học cấp bộ “Giám định trong hoạt động thanh tra” vào ngày 2/12.
ThS. Lê Đức Trung trình bày nội dung đề tài. Ảnh: TH
Theo Ban Chủ nhiệm, giám định trong hoạt động thanh tra có vai trò rất lớn, cung cấp các chứng cứ làm căn cứ cho việc kết luận thanh tra. Thanh tra là nội dung của quản lý Nhà nước nên giám định trong hoạt động thanh tra có vai trò quan trong đối với hoạt động quản lý Nhà nước, đồng thời góp phần bảo vệ một cách hữu hiệu các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức công dân là đối tượng thanh tra.
Thông qua việc tạo lập và cung cấp những chứng cứ quan trọng làm căn cứ cho việc ban hành kết luận thanh tra nhằm xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý Nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật Thanh tra.
Bên cạnh đó, giám định trong hoạt động thanh tra là một biện pháp quan trọng bảo đảm tính khách quan, đúng đắn trong hoạt động thanh tra, tránh oan sai, là kênh quan trọng để đánh giá trình độ phát triển pháp luật và mức độ dân chủ của một quốc gia và hẹp hơn là của ngành Thanh tra.
Hoạt động giám sát trong hoạt động thanh tra được tạo ra nhằm tránh việc kết luận sai, đúng người, đúng phạm vi, bảo đảm công bằng, khách quan, trước diễn biến có nhiều vụ việc phức tạp hoặc các đối tượng thanh tra xuất trình chứng cứ, tài liệu không rõ ràng và có nhiều mâu thuẫn với nhau.
“Thực tiễn thời gian qua cho thấy hoạt động giám định thanh tra có ý nghĩa quan trọng đến hiệu quả và chất lượng của hoạt động thanh tra. Hoạt động giám định hoạt động thanh tra theo cơ chế khách quan, minh bạch, đúng người đúng vi phạm, tránh oan sai, phục vụ tốt cho công tác quản lý”, Ban Chủ nhiệm cho biết.
Kết luận thanh tra được thẩm tra kỹ và không ít vụ việc phức tạp đã thực hiện quyền trưng cầu giám định trong hoạt động thanh tra để có đầy đủ căn cứ kết luận chính xác, khách quan vụ việc nên kết luận thanh tra có tính khả thi cao.
Ban Chủ nhiệm Đề tài cho rằng, có những hành vi, sự việc liên quan đến vấn đề chuyên môn hoặc kỹ thuật mà đoàn thanh tra không thể đánh giá, kết luận được như hàng thật hay hàng giả, giấy tờ thật giả, chất lượng hàng hóa… Vì vậy, để đảm bảo cho việc đánh giá, kết luận của đoàn thanh tra được chính xác, khách quan và đúng pháp luật thì trưởng đoàn thanh tra đề nghị người ra quyết định thanh tra cho thực hiện quyền trưng cầu giám điịnh.
Trong nhiều cuộc thanh tra, trưởng đoàn thanh tra thường đề nghị người ra quyết định thanh tra trưng cầu giám định với tổ chức giám định có đủ năng lực về trình độ của giám định viên, phương tiện máy móc thiết bị giám định…
Tuy nhiên, việc giám định trong hoạt động thanh tra còn một số khó khăn, vướng mắc trong quy định pháp luật như chưa làm rõ về căn cứ giám định, trách nhiệm của các bên trưng cầu và thực hiện giám định; chưa làm rõ về trình tự thủ tục, thời hạn giám định, gia hạn giám định, vấn đề giám định lại, giám định nhiều lần trong một vụ việc; thiếu quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan trưng cầu với cơ quan thực hiện giám định và chế tài xử lý đối với việc trưng cầu giám định và thực hiện giám định.
Kết quả giám định trong hoạt động thanh tra còn khiêm tốn. Hiệu quả giám định trong hoạt động thanh tra còn dừng lại ở mức độ nhất định, như chưa đáp ứng yêu cầu của hoạt động thanh tra; việc trưng cầu giám định trong nhiều trường hợp còn chưa trúng, chưa đúng với yêu cầu đặt ra của vụ việc; chất lượng kết luận giám định trong một số trường hợp chưa bảo đảm…
Một số tổ chức tiếp nhận việc trưng cầu giám định của cơ quan thanh tra còn chậm trễ; một số kết luận giám định còn chung chung, nội dung giám định chưa phù hợp; chế độ bồi dưỡng, chính sách đãi ngộ người giám định chưa tương xứng nên chưa động viên, thu hút được người làm giám định…
Trên cơ sơ đó, đề tài cũng đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả giám định trong hoạt động thanh tra.
Cho ý kiến vào nội dung đề tài, các đại biểu tham dự đều đánh giá đây là đề tài là cần thiết đối với hoạt động thanh tra. Nội dung nghiên cứu tương đáp ứng được mục tiêu đề ra. Đề tài đã đánh giá được thực trạng về giám định trong hoạt động thanh tra và cũng đưa ra được các biện pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả giám định trong hoạt động thanh tra cũng như làm rõ các cơ sở lý luận về vấn đề cần nghiên cứu…
Các đại biểu cho rằng, để đề tài được hoàn chỉnh, Ban Chủ nhiệm cần làm rõ thêm đối tượng đối tượng giám định.
Chương 1 cần thêm định nghĩa giám định là gì? Trên cơ sở đó lãm rõ giám định áp dụng trong hoạt động thanh tra như thế nào? Phần vai trò của giám định trong hoạt động thanh tra nên chuyển xuống phần cuối cuối Chương 1. Bên cạnh đó, cần làm rõ thêm chủ thể giám định.
Phần 1.4 của Chương 1 nên chuyển vào Chương 2 hoặc Chương 3. Cần sửa thành tên phần 2.2 của Chương 2 cần thành “Thực trạng việc trưng cầu giám định trong hoạt động thanh tra”…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 12/12, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức Hội thảo Hoàn thiện kết quả nghiên cứu “Bảo vệ bí mật Nhà nước và bí mật công tác của ngành Thanh tra – Thực trạng và giải pháp”, do TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục 4, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm.
Thái Hải
12:16 12/12/2024(Thanh tra) - Như đã thành thông lệ, sau khi thực hiện thí điểm từ năm 2016 đến nay, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) của UBND các tỉnh, thành phố hàng năm (PACA).
Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024T.Thanh
18:24 10/12/2024Trần Quý
13:49 10/12/2024Trần Quý
11:39 10/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC