Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Giải pháp nào giúp các đảng viên, cơ sở Đảng nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ bí mật Nhà nước

Hoàng Tuấn

Thứ ba, 08/10/2024 - 22:05

(Thanh tra) - Bảo vệ bí mật Nhà nước là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo vệ nội bộ Đảng, đặt ra đối với mọi tổ chức cũng như mỗi một cán bộ đảng viên trong tình hình hiện nay.

Đại tá Dương Đình Sơn, Bí thư Chi bộ Phòng Thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc công an địa phương, chủ trì cuộc họp tại chi bộ. Ảnh: Hoàng Tuấn

Trong những năm qua, tình hình thế giới, khu vực đã và đang trải qua những biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Các thế lực thù địch, tội phạm trong và ngoài nước không ngừng gia tăng các hoạt động chống phá cách mạng, hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu đó, các thế lực thù địch tăng cường các hoạt động tình báo, gián điệp đối với nước ta. Đặc biệt, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng công nghệ cao để không ngừng gia tăng các hoạt động tình báo, gián điệp nhằm chiếm đoạt, đánh cắp thông tin bí mật Nhà nước, tác động chuyển hóa vào nội bộ, chống phá đất nước, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa.

Theo Đại tá Dương Đình Sơn, Bí thư Chi bộ Phòng Thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc công an địa phương, Đảng bộ Thanh tra Bộ Công an, nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của công tác bảo vệ bí mật Nhà nước, những năm qua, cấp uỷ, chi bộ đã làm tốt công tác phổ biến, quán triệt, thực hiện Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành, cũng như thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh công tác bảo vệ bí mật Nhà nước đối với tất cả cán bộ, đảng viên trong chi bộ.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước gồm: Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2018; Nghị định số 26/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước; Thông tư số 24/2020/TT-BCA ngày 10/3/2020 của Bộ Công an Ban hành biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật Nhà nước; Quyết định số 774/QĐ-TTg ngày 05/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục bí mật Nhà nước thuộc lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng và Văn bản số 868/TTg-NC ngày 09/7/2020 đính chính nội dung Quyết định số 774/QĐ-TTg ngày 05/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 104/2021/TT-BCA ngày 08/11/2021 của Bộ Công an quy định về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước trong Công an nhân dân; Công văn số 4114/BCA-ANCTNB ngày 25/11/2022 của Bộ Công an về việc hướng dẫn thực hiện một số quy định của Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước; Quyết định số 25/QĐ-TTg ngày 11/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục bí mật Nhà nước trong lĩnh vực an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội... 

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác công tác bảo vệ bí mật Nhà nước tại Chi bộ cũng còn hạn chế, như: Soạn thảo, lưu trữ tài liệu chứa bí mật Nhà nước trên các phương tiện, các thiết bị ngoại vi; một số văn bản có độ mật nhưng đề xuất độ mật chưa phù hợp; việc quản lý, sử dụng máy tính, USB cá nhân và các thiết bị có chức năng lưu trữ bí mật Nhà nước chưa thật sự chặt chẽ,…

Nguyên nhân được chỉ ra là do một số cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ, vai trò, trách nhiệm trong công tác bảo vệ bí mật Nhà nước; còn chủ quan, thực hiện chưa đầy đủ các quy định về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước, nhất là trong việc sử dụng các dịch vụ viễn thông, mạng xã hội, thư điện tử (facebook, zalo, gmail...) để chuyển, nhận tài liệu phục vụ công tác. Công tác kiểm tra, đôn đốc của cấp ủy, lãnh đạo đơn vị trong việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước có thời điểm còn chưa được thường xuyên.

Nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước, Chi bộ Phòng Thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc công an địa phương đã chủ động xây dựng chuyên đề “Nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ bí mật Nhà nước trong chi bộ” để tổ chức sinh hoạt tại chi bộ, qua đó đã đề ra một số giải pháp sau:

Một là, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ và lãnh đạo đơn vị trong việc triển khai, thực hiện các quy định của Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành... Thường xuyên cập nhật các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước để lồng ghép trong các buổi sinh hoạt Chi bộ thường kỳ nhằm kịp thời quán triệt đến từng cán bộ đảng viên trong chi bộ triển khai thực hiện, đảm bảo tốt công tác bảo mật.

Hai là, mỗi cán bộ, đảng viên trong chi bộ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải thực hiện đúng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ bí mật Nhà nước; phân biệt, nhận diện đúng bí mật Nhà nước theo danh mục đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành để bảo vệ đúng đối tượng, tránh làm lộ, mất bí mật Nhà nước, tránh đưa thông tin không thuộc bí mật Nhà nước vào diện quản lý làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức; đồng thời nắm vững quy trình quản lý, chuyển giao, lưu trữ bí mật Nhà nước, không để bí mật Nhà nước bị lộ, mất, đảm bảo phục vụ tốt cho yêu cầu nhiệm vụ. Đây là nội dung quan trọng, quyết định đến hiệu quả của công tác bảo vệ bí mật Nhà nước.

Ba là, làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, cán bộ, đảng viên trong chi bộ phải nêu cao ý thức bảo mật; chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước. Đồng thời, mỗi một cán bộ đảng viên trong chi bộ phải giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn, thực hiện đúng quy định trong cung cấp thông tin, không để lộ tin, tài liệu có nội dung bí mật Nhà nước; nêu cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh phòng, chống các âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm lợi dụng thâm nhập nội bộ, thu thập, lấy cắp, chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước.

Bốn là, đề xuất cấp có thẩm quyền trang cấp, bổ sung đầy đủ phương tiện, thiết bị phục vụ công tác soạn thảo, lưu trữ, truyền đưa tài liệu chứa nội dung bí mật Nhà nước; bảo đảm mỗi đảng viên có máy tính, thiết bị lưu trữ (USB, ổ cứng…) dùng riêng, không kết nối mạng internet nhằm tránh lộ, mất thông tin, tài liệu thuộc danh mục bí mật Nhà nước.

Năm là, chú trọng việc sơ, tổng kết công tác bảo vệ bí mật Nhà nước trong chi bộ tại các buổi sơ kết, tổng kết năm công tác để đánh giá kết quả đã đạt được, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và đề ra giải pháp khắc phục nhằm nâng hiệu quả công tác bảo vệ bí mật Nhà nước tại chi bộ.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bảo vệ bí mật công tác của ngành Thanh tra - đảm bảo an toàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngành

Bảo vệ bí mật công tác của ngành Thanh tra - đảm bảo an toàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngành

(Thanh tra) - Ngày 12/12, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức Hội thảo Hoàn thiện kết quả nghiên cứu “Bảo vệ bí mật Nhà nước và bí mật công tác của ngành Thanh tra – Thực trạng và giải pháp”, do TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục 4, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm.

Thái Hải

12:16 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm