Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đổi mới cơ chế giám sát việc thực thi công vụ của cơ quan hành chính Nhà nước

Thái Hải

Thứ hai, 30/11/2020 - 15:04

(Thanh tra) - Ngày 29/11, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT) tổ chức hội nghị tự đánh giá kết quả thực hiện đề tài cấp Nhà nước “Đổi mới cơ chế giám sát việc thực thi công vụ của cơ quan hành chính Nhà nước” do TS Đinh Văn Minh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: NĐ

Giám sát việc thực thi công vụ vẫn có những “khoảng trống”

Theo chủ nhiệm đề tài, giám sát việc thực thi công vụ của hành chính Nhà nước (HCNN) là yêu cầu quan trọng trong nền hành chính nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan HCNN, của đội ngũ cán bộ, công chức trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Thực tiễn hoạt động giám sát việc thực thi công vụ hiện nay cho thấy, mặc dù chúng ta có nhiều thiết chế về thanh tra, kiểm tra, giám sát nhưng vẫn có những “khoảng trống” trong hoạt động công vụ chưa được giám sát hoặc việc giám sát chưa hiệu quả. Trong khi đó, hệ thống pháp luật về giám sát chưa đồng bộ dẫn tới sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động giám sát; chưa có mô hình tổ chức cơ quan chuyên trách có chức năng giám sát việc thực thi công vụ của cơ quan HCNN.

Ông Minh cho biết, việc nghiên cứu đề đề có tính cấp bách và cần thiết kể cả mặt lý luận và thực tiễn. Theo đó, trên phương diện chính trị - xã hội, định hướng quan trọng của Đảng và Nhà nước với mục tiêu xuyên suốt nhằm xây dựng một nền hành chính, liêm chính, dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, phục vụ nhân dân, đề cao đạo đức, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ.

Trên phương tiện xã hội, đòi hỏi người dân, doanh nghiệp với một nền hành chính công khai, minh bạch, một nền hành chính phục vụ, lấy người  dân, doanh nghiệp là đối tượng phục vụ là yêu cầu và đòi hỏi khách quan hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức là một trong những yếu tố quan trọng góp phần xây dựng một nền hành chính phục vụ.

“Đề thực hiện được điều đó, ngoài việc Nhà nước phải công khai, minh bạch thông tin và có trách nhiệm giải trình với người dân trong hoạt động của mình thì cần phải có cơ chế giám sát hiệu quả đối với việc thực thi công vụ của các cơ quan HCNN” - TS Minh nói.

Trên phương diện pháp lý, cơ chế giám sát việc thực thi công vụ trong giai đoạn hiện nay, cơ chế giám sát việc thực thi công vụ của các cơ quan HCNN đã hình thành rõ nét hơn và được điều chỉnh bằng những văn bản pháp luật riêng biệt theo chức năng, nhiệm vụ của các chủ đề thanh, kiểm tra, giám sát.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế: Hoạt động giám sát của xã hội chưa có luật điều chỉnh; hoạt động thanh tra công vụ chưa được quy định cụ thể trong Luật Thanh tra mà chỉ mới được đề cập mang tính nguyên tắc trong Luật Cán bộ, công chức; các văn bản pháp luật chưa quy định rõ về hậu quả pháp lý của hoạt động giám sát, cũng như thiếu các chế tài cụ thể để xử lý các kết luận, kiến nghị của hoạt động giám sát; chưa có phân định rõ về chủ thể, phạm vi, đối tượng, phương thức nội dung… của các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ.

Sự thiếu đồng bộ của các quy định pháp luật nêu trên dẫn tới hoạt động giám sát có sự chồng chéo, trùng lắp giữa các chủ thể có chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát; hoạt động giám sát không mang tính thường xuyên, liên tục mà phụ thuộc vào kế hoạc, hoạt động của cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Mặt khác, Luật Cán bộ, công chức chưa phân loại cụ thể đối tượng là cán bộ, công chức theo các loại hình cơ quan (lập pháp, hành pháp, tư pháp); chưa phân loại theo cấp hành chính; chưa phân loại theo vị trí công tác… dẫn đến khó xác định mục tiêu và trọng tâm giám sát, vì mỗi nhóm cán bộ này có các quyền và nghĩa vụ khác nhau trong thực thi công vụ.

Nội dung thực thi công vụ chưa được xác định đầy đủ, chưa bao quát được hoạt động công vụ  của cán bộ, công chức nên có khoảng trống trong thực hiện.

“Điều này dẫn tới việc thực thi công vụ của cơ quan HCNN mặc dù chịu sự điều chỉnh bởi nhiều cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát, song hoạt động của các cơ quan này chưa đánh giá được chính xác, kịp thời việc thực thi công vụ của các cơ quan HCNN; chưa giúp cho chủ thể quản lý chấn chính, khắc phục kịp thời những hạn chế, bất cập trong hoạt động thực thi công vụ” - ông Minh nhấn mạnh.

Đổi mới cơ chế giám sát việc thực thi công vụ là cần thiết

Trong những năm qua, hoạt động giám sát thực thi công vụ đã đạt được những kết quả tích cực, điều này được thể hiện quả kết quả  tích cực, điều này thể hiện qua kết quả hoạt động của các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Hình thức giám sát, biện pháp tổ chức hoạt động giám sát được cải tiến tổ chức hoạt động giám sát được cải tiến theo hướng phát huy dân chủ, nâng cao tính công khai, minh bạch, tăng tính chủ động, tích cực các cơ quan thực hiện giám sát và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng chịu sự giám sát.

Kết quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân đã có tác động tích cức trong thực tế, góp phần nâng cao trách nhiệm phát hiện và khắc phục kịp thời những thiếu sót, hạn chế cả về chính sách pháp luật và tổ chức quản lý điều hành, qua đó đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước… Công tác thanh tra trên phạm vị toàn quốc đã phát hiện nhiều sơ hở, thiếu sót trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật và kiến nghị khắc phục, hoàn thiện…

Tuy nhiên thực tiễn cho thấy, kết quả hoạt động giám sát vẫn chưa tác động mạnh đến việc nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi công vụ của các cơ quan HCNN. Theo đánh giá của các chức năng về thực thi công vụ của các cơ quan HCNN hiện nay thì kỷ cương, kỷ luật trong quản lý Nhà nước, thực thi công vụ còn nhiều yếu kém, cải cách hành chính còn chậm, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu, thủ tục hành chính còn phiền hà, phức tạp đanh là rào cản lớn đới với việc tạo lập môi trường xã hội, môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch…

Mặt khác, yêu cầu từ hội nhập quốc tế khi Việt Nam tham gia tích cực, ngày càng sâu rộng vào các tổ chức quốc tế thì việc đảm bảo tính minh bạch về thủ tục hành chính, loại bỏ tham nhũng, phiền hà, tiêu cực trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là vấn đề rất lớn đang đặt ra mà Việt Nam có nghĩa vụ tuân thủ.

“Chính vì vậy, tăng cường giám sát việc thực thi công vụ của cơ quan Nhà nước nói chung và của cơ quan HCNN nói riêng là yêu cầu cấp bách đặt ra khi Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Việc tiến hành triển khai nghiên cứu đề tài khoa học cấp quốc gia “Đổi mới cơ chế giám sát việc thực thi công vụ của cơ quan HCNN” là cấp bách và cần thiết” - TS Minh khẳng định.

Góp ý kiến tại hội nghị, các thành viên phản định đều khẳng định: Đề tài đã làm rõ được cơ sở lý luận về giám sát và đổi mới cơ chế giám sát việc thực thi công vụ của cơ quan HCNN; đề tài cũng đã lựa chọn một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới để nghiên cứu và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Mặt khác, đề tài cũng đã phân tích, đánh giá được cơ chế giám sát việc thực thi công vụ của cơ quan HCNN ở nước ta hiện nay; đề xuất được các quan điểm và giải pháp đổi mới cơ chế giám sát thực thi công vụ của các cơ quan HCNN.

Tuy nhiên các đại biểu cũng lưu ý, đề tài còn khá dàn trải, nội dung nên chú ý sâu hơn, bổ sung số liệu cho thực trạng và giải pháp chi tiết cụ thể hơn thay vì khá chung chung.

Về nội dung, các đại biểu cho rằng tại Chương 1 cần tập trung và xây dựng về cơ chế pháp lý việc đổi mới cơ chế giám sát việc thực thi công vụ của cơ quan HCNN; Chương 2, Chủ nhiệm đề tài cần xem xét lại phàn rút ra bài học kinh nghiệm phải logic với phần các quốc gia nghiên cứu. Chương 3: Cần xem xét bổ sung số liệu, minh chứng cho các nhận định; Chương 4 phải xem xét các giải pháp cụ thể hơn.

Với những đánh giá nhận xét trên, Hội đồng Nghiệm thu đánh giá đề tài đủ điều kiện nghiệm thu cấp Nhà nước.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm