Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm tại TP Hà Nội (1)

Thứ hai, 18/04/2022 - 16:42

(Thanh tra) - Thực hiện Kế hoạch số 2299/KH-BCĐTƯATTP ngày 31/12/2021 của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về An toàn thực phẩm về việc triển khai công tác hậu kiêm về an toàn thực phẩm năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2022 như sau:

Ảnh minh họa: Đình Tuệ

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

I. Mục đích

1. Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở các cấp từ Thành phố đến cơ sở, thông qua hoạt động hậu kiểm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; triển khai hoạt động hậu kiểm có trọng tâm, trọng điểm; tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm theo Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý về an toàn thực phẩm trong tình hình mới theo Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ; tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc Y học cổ truyền theo Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Đánh giá việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo, nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển thực phẩm; nhóm sản phẩm OCOP dùng làm thực phẩm; cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo, nhập khẩu sản phẩm thực phẩm bổ sung và sản phẩm dinh dưỡng công thức dùng cho trẻ nhỏ; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, đặc biệt là bếp ăn tập thể khu công nghiệp, trường học, cơ sở cung cấp suất ăn sẵn và an toàn thực phẩm tại các lễ hội, sự kiện lớn, kinh doanh thức ăn đường phố; kiểm soát hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm và kiểm soát quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thịt và các sản phẩm từ các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, bia, rượu, đồ uống có cồn, nước giải khát, bánh mứt kẹo, phụ gia thực phẩm... và các sản phẩm thực phẩm theo sự phân công trách nhiệm quản lý của các ngành: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương. Trên cơ sở đó, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện đảm bảo an toàn thực phẩm đúng theo quy định của pháp luật.

3. Đánh giá tình hình về an toàn thực phẩm đối với các nhóm thực phẩm lưu thông trên thị trường nhằm định hướng giải pháp quản lý.

4. Thông qua việc hậu kiểm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm, đánh giá việc cấp các loại giấy phép về an toàn thực phẩm (Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo, việc tự công bố sản phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm).

5. Qua công tác hậu kiểm tiếp tục tuyên truyền chính sách pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm: Điều 317 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ Luật hình sự số 100/2015/QH13 có hiệu lực từ 01/01/2018; Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018; Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018; Nghị định số 124/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021; Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018; Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo; Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương; Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc Y học cổ truyền; Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới; Thông tư số 25/2019/TT-BYT ngày 30/8/2019 của Bộ Trưởng Bộ Y tế quy định truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế; Thông tư số 43/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm Bộ Công Thương; Thông tư số 13/2020/TT-BCT ngày 18/6/2020 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác mới ban hành.

6. Công tác hậu kiểm phải ngăn chặn được cơ bản tình trạng sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn; quảng cáo thực phẩm vi phạm; phát hiện, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử của các ngành, các địa phương.

Anh Tuấn

(Còn nữa)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm