Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 13/11/2014 - 07:36
(Thanh tra)- Thông tư số 05/2014/TT-TTCP quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của đoàn thanh tra (ĐTT) và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1/12, bãi bỏ Thông tư số 02/2010/TT-TTCP ngày 2/3/2010 của Tổng Thanh tra ban hành Quy định Quy trình tiến hành, một cuộc thanh tra.
Điều 35 quy định, sau khi nhận được báo cáo kết quả thanh tra và báo cáo bổ sung (nếu có) của ĐTT, người ra quyết định thanh tra chỉ đạo Trưởng ĐTT chủ trì xây dựng dự thảo kết luận thanh tra trình người ra quyết định thanh tra.
Nội dung dự thảo kết luận thanh tra hành chính thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Thanh tra. Nội dung dự thảo kết luận thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP.
Người ra quyết định thanh tra xem xét hoặc giao cho cơ quan, đơn vị chuyên môn nghiên cứu dự thảo kết luận thanh tra để tham mưu, đề xuất cho mình chỉ đạo hoàn thiện dự thảo kết luận thanh tra. Ý kiến tham mưu, đề xuất của cơ quan, đơn vị chuyên môn với người ra quyết định thanh tra được thể hiện bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ thanh tra.
Trong quá trình xây dựng dự thảo kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có quyền yêu cầu Trưởng ĐTT, thành viên ĐTT báo cáo, yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm những vấn đề dự kiến kết luận về nội dung thanh tra.
Trường hợp cần thiết, để bảo đảm cho việc nhận xét, đánh giá, kết luận, kiến nghị xử lý được chính xác, khách quan, người ra quyết định thanh tra quyết định tiến hành thanh tra bổ sung, trưng cầu giám định, tham khảo ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Trường hợp gửi dự thảo kết luận thanh tra để đối tượng thanh tra giải trình thì việc giải trình của đối tượng thanh tra phải thực hiện bằng văn bản kèm theo các thông tin, tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho nội dung giải trình.
Trưởng ĐTT có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất với người ra quyết định thanh tra xử lý nội dung giải trình của đối tượng thanh tra để hoàn thiện và gửi đơn vị thẩm định dự thảo kết luận thanh tra.
Nội dung tiếp thu ý kiến giải trình của đối tượng thanh tra, ý kiến tham gia của đơn vị thẩm định, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan quy định tại khoản 4 Điều này (nếu có) phải được Trưởng ĐTT báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định thanh tra và được lưu trong hồ sơ thanh tra.
Thông tư cũng quy định về việc ký, ban hành kết luận thanh tra và công khai kết luận thanh tra tại Điều 36, Điều 37. Người ra quyết định thanh tra xem xét, xử lý báo cáo của Trưởng ĐTT, chỉ đạo Trưởng ĐTT tiếp tục hoàn thiện dự thảo kết luận thanh tra trình người ra quyết định thanh tra ký ban hành.
Kết luận thanh tra hành chính được gửi cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Thanh tra và quy định khác có liên quan. Kết luận thanh tra chuyên ngành được gửi cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định tại khoản 4 Điều 27 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP và quy định khác có liên quan.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận thanh tra theo quy định tại Điều 39 Luật Thanh tra và Điều 46 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP.
Trưởng ĐTT có trách nhiệm giúp người ra quyết định thanh tra chuẩn bị nội dung để thực hiện việc công khai kết luận thanh tra.
Trưởng ĐTT có trách nhiệm tổ chức họp ĐTT để tổng kết, rút kinh nghiệm về hoạt động của ĐTT. Nội dung họp ĐTT được lập thành biên bản và được lưu trong hồ sơ thanh tra.
Nội dung tổng kết hoạt động của ĐTT gồm đánh giá kết quả thanh tra so với mục đích, yêu cầu của cuộc thanh tra; đánh giá kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, việc thực hiện quy định về hoạt động, quan hệ công tác của ĐTT và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra, quy định về giám sát, kiểm tra hoạt động ĐTT, quy tắc ứng xử của cán bộ thanh tra và các quy định khác có liên quan đến hoạt động ĐTT; những bài học kinh nghiệm rút ra qua cuộc thanh tra; đề xuất việc khen thưởng đối với Trưởng ĐTT, thành viên ĐTT, người có thành tích xuất sắc tong hoạt động thanh tra (nếu có); kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của Trưởng ĐTT, thành viên ĐTT có hành vi vi phạm quy định trong hoạt động thanh tra (nếu có); khững kiến nghị, đề xuất khác của ĐTT (nếu có).
Kết thúc việc tổng kết hoạt động của ĐTT, Trưởng ĐTT phải báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định thanh tra và thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì cuộc thanh tra.
Việc lập, bàn giao, quản lý, sử dụng hồ sơ thanh tra được thực hiện theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và quy định khác có liên quan. Khi bàn giao hồ sơ thanh tra cho đơn vị lưu trữ phải được lập thành biên bản.
B.B.Đ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/1/2025, theo Thông tư số 59/2024 ngày 7/11/2024 của Bộ Công an, sẽ tiến hành thu thập ảnh chân dung, vân tay của công dân tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
PV
15:40 13/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay (13/12), tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội nghị Đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 với cộng đồng doanh nghiệp phía Nam.
Trần Quý
15:21 13/12/2024Cảnh Nhật
12:51 13/12/2024Thái Hải
12:16 12/12/2024Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương