Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Công bố chỉ số PAPI góp phần thúc đẩy cải cách hành chính Nhà nước

Thanh Thanh

Thứ tư, 12/04/2023 - 21:16

(Thanh tra) - Ngày 12/4, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cùng các đối tác đã tổ chức hội nghị công bố chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) tại Việt Nam đo lường từ kinh nghiệm thực tiễn của người dân năm 2022.

Hội nghị công bố chỉ số PAPI. Ảnh: H.D

Đây là báo cáo tổng quan về kết quả đo lường chỉ số PAPI 2022 trình bày kết quả ý kiến phản hồi từ hơn 16.000 người tham gia khảo sát được lựa chọn ngẫu nhiên từ 63 tỉnh, thành phố, trong đó hơn 1.180 người tạm trú. Cả hai đều là những con số kỷ lục trong 14 năm thực hiện khảo sát PAPI, bà Ramla Khalidi, Trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam cho biết.

Việc tiếp cận thông tin đất đai của người dân vẫn còn rất hạn chế

 Theo đó, báo cáo PAPI năm 2022 nêu rõ, hơn 16.000 người dân trên toàn quốc đã bày tỏ quan điểm vào 8 chỉ số nội dung: Phản ánh việc tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; thủ tục hành chính công; cung ứng dịch vụ công; phản ánh việc quản trị môi trường và hoạt động quản trị điện tử.

Đối với chỉ số công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương, các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có xu hướng đạt kết quả tốt hơn. Trong khi đó, các tỉnh đạt điểm thấp hơn tập trung nhiều hơn ở khu vực Tây Nguyên và vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Đáng khích lệ là có 18 tỉnh, thành phố đạt mức điểm cao hơn đáng kể, và khoảng điểm của cả nước tăng nhẹ so với năm 2021. Phân tích sâu hơn cho thấy việc tiếp cận thông tin đất đai của người dân vẫn còn rất hạn chế ở tất cả các tỉnh, thành phố. Người dân được hỏi đều cho rằng giá bồi thường thu hồi đất thấp hơn so với giá giao dịch trên thị trường.

Số liệu cũng cho thấy chưa có tỉnh, thành phố nào thực hiện tốt việc phổ biến và thực thi đầy đủ Luật Tiếp cận thông tin năm 2016, chỉ có khoảng 20% số người cần thông tin về chính sách, pháp luật của Nhà nước cho biết đã nhận được thông tin họ cần.

Mức độ tin tưởng của người dân vào việc lập danh sách hộ nghèo còn thấp ở hầu hết các tỉnh, thành phố, trong khi chưa có cải thiện rõ rệt nào trong công khai thông tin về thu, chi ngân sách cấp xã so với năm 2021.

Hiệu quả kiểm soát tham nhũng trong khu vực công có phần giảm sút

 Đối với việc kiểm soát tham nhũng trong khu vực công nêu rõ chỉ số nội dung này đo lường cảm nhận và trải nghiệm của người dân về hiệu quả phòng, chống tham nhũng của các cấp chính quyền.

Theo đó, xu hướng đáng lưu ý nhất là hiệu quả kiểm soát tham nhũng trong khu vực công của các cấp chính quyền địa phương có phần giảm sút trong năm 2022, sau khi tăng liên tục trong giai đoạn từ 2015 - 2021.

Dù chiến dịch phòng, chống tham nhũng được triển khai mạnh mẽ khắp cả nước, chưa tới 75% số người trả lời ở tất cả các tỉnh, thành phố cho rằng chính quyền địa phương đã nghiêm túc trong phòng, chống tham nhũng. Ở 42 tỉnh, thành phố, tỉ lệ này chỉ ở mức dưới 50%.

Tương tự kết quả của những năm trước, hiện trạng “chung chi” để có việc làm trong khu vực nhà nước vẫn khá phổ biến ở tất cả các tỉnh, thành phố.

Tỉ lệ người làm thủ tục hành chính xin cấp mới hoặc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã phải chi “lót tay” giảm ở 34 tỉnh, thành phố; tỉ lệ người sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở bệnh viện công tuyến huyện cho biết họ đã phải trả chi phí ngoài quy định để được chăm sóc tốt hơn dao động từ 40- 80% ở 42 tỉnh, thành phố, tương tự kết quả năm 2021.

Đối mặt với hành vi nhũng nhiễu của cán bộ, công chức, người dân chỉ bắt đầu tố giác khi số tiền bị vòi vĩnh lên tới khoảng từ 20 - 43 triệu đồng. Điều này phản ánh mức độ “chịu đựng” tham nhũng của người dân.

Quảng Ninh vẫn dẫn đầu ở chỉ số nội dung công khai, minh bạch

Chỉ số hoạt động quản trị điện tử nêu rõ 29 tỉnh, thành phố giảm sút đáng kể ở chỉ số nội dung quản trị môi trường, 18 tỉnh, thành phố giảm sút đáng kể ở chỉ số nội dung kiểm soát tham nhũng trong khu vực công, và 18 tỉnh, thành phố giảm sút đáng kể ở chỉ số nội dung cung ứng dịch vụ công.

Theo số liệu thì tỉnh Quảng Ninh vẫn dẫn đầu ở chỉ số nội dung công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình với người dân, thủ tục hành chính công; quản trị điện tử.

Bên cạnh đó, Thanh Hoá là tỉnh dẫn đầu trong chỉ số nội dung tham gia của người dân ở cấp cơ sở. Còn tỉnh Bình Dương dẫn dầu chỉ số nội dung kiểm soát tham nhũng trong khu vực công. Tỉnh Vĩnh Phúc dẫn đầu trong chỉ số nội dung cung ứng dịch vụ công và tỉnh Đồng Tháp dẫn đầu trong chỉ số nội dung quản trị môi trường.

Chương trình nghiên cứu PAPI đã có những tác động tích cực

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng cho rằng, chương trình nghiên cứu PAPI đã có những tác động tích cực, làm chuyển biến nhận thức và hành động của chính quyền cấp tỉnh, thiết thực góp phần thúc đẩy cải cách hành chính Nhà nước.
Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam đánh giá cao việc nghiên cứu, phân tích sự đánh giá hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh của người dân đem lại những chỉ báo quan trọng, giúp cho các nhà hoạch định chính sách kịp thời điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách và đổi mới phương thức hoạt động cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong giai đoạn mới của đất nước.

Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: H.D

Trong năm vừa qua, PAPI tiếp tục củng cố vị trí của mình trong sự quan tâm của công chúng, của các cấp chính quyền, các cơ quan, tổ chức trong và ngoài Nhà nước một cách ấn tượng.

Chỉ số PAPI đã chuyển tải thông điệp từ cảm nhận, suy nghĩ và ý nguyện của người dân, là cơ sở quan trọng để MTTQ Việt Nam nghiên cứu, tiếp thu phục vụ hoạt động giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng và Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân.

Chỉ số PAPI sẽ tiếp tục cung cấp dữ liệu cần thiết và đáng tin cậy, thúc đẩy trách nhiệm giải trình của các cấp chính quyền, đóng góp đáng kể vào quá trình đổi mới tư duy, hướng tới nền quản trị công hiện đại và đổi mới chính sách dựa trên dẫn chứng từ thực tiễn.

Theo Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam, chương trình nghiên cứu PAPI sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan hợp tác phát triển quốc tế tại Việt Nam để có thể tiếp nối các thành tựu của 14 năm qua, đóng góp vào quá trình đổi mới sáng tạo trong khu vực công và sự phát triển của Việt Nam.

Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam mong rằng, thời gian tới, PAPI sẽ tiếp tục góp phần giúp hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam mang tính dân chủ, xây dựng, khoa học và thực tiễn hơn.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm