Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 20/10/2017 - 14:58
(Thanh tra)- Là một trong những nội dung quy định tại Nghị định số 110/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH). Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 20/11/2017, thay thế Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ngày 24/4/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành LĐTB&XH
Ảnh minh họa: Đình Tuệ
Điều 22 về trình tự, thủ tục thanh tra ngành LĐTB&XH, Nghị định quy định trình tự, thủ tục thanh tra hành chính ngành LĐTB&XH được thực hiện theo Luật Thanh tra, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP; trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành LĐTB&XH được thực hiện theo Luật Thanh tra, Nghị định số 07/2012/NĐ-CP và các quy định tại Nghị định này.
Đối với các cuộc thanh tra chuyên ngành lao động, an toàn, vệ sinh lao động thì việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra, phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra, xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo, được thực hiện theo quy định tại Điều 18, Điều 19, Điều 20 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP.
Trường hợp thực hiện các cuộc thanh tra liên tiếp nhau, cùng thành phần đoàn thanh tra và nội dung thanh tra thì kế hoạch thanh tra được xây dựng gộp cho các cuộc thanh tra. Thông báo việc công bố quyết định thanh tra được thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP.
Trường hợp nếu có căn cứ cho rằng việc báo trước sẽ ảnh hưởng đến kết quả thanh tra hoặc phải can thiệp ngay để bảo vệ quyền của người lao động hoặc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên được giao tiến hành thanh tra độc lập có quyền vào cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bất kể ngày hay đêm mà không cần phải báo trước và phải được sự đồng ý của Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp.
Việc thực hiện thanh tra vào ban đêm, ngoài giờ hành chính có sự phối hợp của cơ quan chức năng có liên quan, cơ quan công an và chính quyền địa phương (nếu thấy cần thiết). Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH chủ trì xây dựng cơ chế phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan.
Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra, biên bản công bố quyết định thanh tra được tập trung với biên bản làm việc của đoàn thanh tra.
Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra cuối cùng của kế hoạch thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra. Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra đảm bảo nội dung quy định tại Điều 25 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP.
Căn cứ báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra, nội dung giải trình của đối tượng thanh tra (nếu có), chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ban hành kết luận thanh tra đối với từng đối tượng thanh tra. Trong đó, nội dung kết luận thanh tra phải đảm bảo theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP.
Trong trường hợp đối tượng và nội dung thanh tra của Bộ LĐTB&XH; Sở LĐTB&XH có chồng chéo với đối tượng, nội dung thanh tra của Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam; BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Bộ trưởng, Giám đốc Sở chủ trì phối hợp với Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Giám đốc BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết.
Việc xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra lĩnh vực khác thuộc ngành LĐTB&XH được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Nghị định cũng quy định cụ thể việc thanh tra lại. Theo đó, Chánh Thanh tra Bộ quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Chủ tịch UBND cấp tỉnh kết luận thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý Nhà nước của Bộ LĐTB&XH nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng giao.
Thanh tra Sở quyết định thanh tra lại vụ việc đã được BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết luận thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý Nhà nước của Sở LĐTB&XH nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Giám đốc Sở giao.
Trình tự, thủ tục thanh tra lại được thực hiện theo quy định từ Điều 48 đến Điều 52 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và từ Điều 33 đến Điều 38 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP.
Thanh tra Bộ có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng, Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm được giao theo quy định của pháp luật.
Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành báo cáo công tác thanh tra chuyên ngành đến Thanh tra Bộ để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng.
Thanh tra Sở báo cáo Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra tỉnh về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng; báo cáo Chánh Thanh tra Bộ về công tác thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
Chế độ báo cáo định kỳ về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật.
B.B.Đ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/1/2025, theo Thông tư số 59/2024 ngày 7/11/2024 của Bộ Công an, sẽ tiến hành thu thập ảnh chân dung, vân tay của công dân tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
PV
15:40 13/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay (13/12), tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội nghị Đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 với cộng đồng doanh nghiệp phía Nam.
Trần Quý
15:21 13/12/2024Cảnh Nhật
12:51 13/12/2024Thái Hải
12:16 12/12/2024Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương