Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần xác định lại mô hình cục, vụ thuộc Thanh tra Chính phủ

Thái Hải

Thứ hai, 26/12/2022 - 22:41

(Thanh tra) - Đó là một trong những kiến nghị nhằm hoàn thiện về cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ (TTCP) để thực hiện hiệu quả hơn các chức năng, nhiệm vụ được giao và phù hợp với Chiến lược Phát triển ngành Thanh tra được đưa ra tại Hội nghị Nghiệm thu đề tài khoa học cấp cơ sở “Cơ cấu tổ chức của TTCP: Thực trạng và giải pháp” do TS Nguyễn Thị Thu Nga làm Chủ nhiệm.

TS Nguyễn Thị Thu Nga trình bày kết quả nghiên cứu. Ảnh: TH

TS Nguyễn Thị Thu Nga cho biết, vai trò của TTCP ngày càng được khẳng định trong những năm gần đây thông qua kết quả công tác. Tuy nhiên, hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động TTCP vẫn còn những tồn tại hạn chế

“Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những hạn chế, yếu kém đó, nhưng một trong những nguyên nhân ít được nghiên cứu thấu đáo đó là về cơ cấu tổ chức của TTCP. Cách thức bố trí và phân giao nhiệm vụ, cơ chế phối hợp giữa các đơn vị thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và trực tiếp tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng đã phù hợp và đáp ứng yêu cầu đặt ra hay chưa”, TS Nguyễn Thị Thu Nga đặt vấn đề.

Theo Chủ nhiệm Đề tài, hiện nay cơ cấu tổ chức của TTCP còn những điểm hạn chế như: Việc lựa chọn mô hình tổ chức của một số đơn vị chưa đảm bảo theo quy định của pháp luật hiện hành và chưa đem lại hiệu quả hoạt động như: Quy định Cục I, II, III đối chiếu theo quy định về cơ bản chỉ đáp ứng tiêu chí về số lượng 30 biên chế công chức và có con dấu riêng, các điều kiện và tiêu chí khác chưa đảm bảo… Chức năng, tổ chức của Vụ I, II, III còn một số điểm chưa theo đúng quy định của Nghị định 123/2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 101/2020/NĐ-CP).

Việc sắp xếp hệ thống các đơn vị trực thuộc còn một số chống chéo, trùng lắp, bỏ trống trong việc thực hiện nhiệm vụ; chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của từng cục, vụ, đơn vị, việc phân cấp quản lý cũng có những điểm chưa hợp lý và đáp ứng theo các quy định pháp luật hiện hành; cơ chế phối hợp giữa các đơn vị còn thiếu cụ thể, chặt chẽ.

Chẳng hạn: Cục I, II, III phụ trách thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) theo địa bàn và Vụ I, II, III phụ trách thanh tra, giải quyết KNTC chưa phải là cách thức lý tưởng nhất.

TTCP hiện nay có một số đơn vị vận hành một số kênh thông tin, báo chí của cơ quan như: Cổng thông tin điện tử, Báo Thanh tra, Tạp chí Thanh tra, trang tin điện tử của trường, của viện. Trong lúc đó lại chưa có đơn vị chuyên trách để quản lý, tổ chức thực hiện công tác truyền thông mà lại giao cho Vụ Kế hoạch Tổng hợp thực hiện, nhưng trong cơ cấu tổ chức lại không có phòng truyền thông, không có nhân sự phù hợp nên các nhiệm vụ liên quan hạn chế.

Bên cạnh đó, số lượng, nhiệm vụ ngày càng tăng, trong bối cảnh thực hiện chủ trương tinh giảm biên chế, tổ chức lại các đơn vị hành chính, sự nghiệp công lập, giảm số lượng cấp phòng… khiến cho TTCP gặp phải những khó khăn, lúng túng nhất định trong việc tổ chức lại bộ máy, bố trí các vị trí để giải quyết thỏa đáng cùng lúc nhiều yêu cầu đặt ra.

Một số cục, vụ đơn vị có sự quá tải trong công việc, áp lực lên đội ngũ công chức ngày càng tăng trong khi biên chế bổ sung rất khó.

Toàn cảnh Hội nghị Nghiệm thu. Ảnh: TH

Xuất phát từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu về cơ cấu tổ chức của TTCP là rất cần thiết để làm rõ những ưu điểm, hạn chế của cơ cấu tổ chức hiện nay, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện về cơ cấu tổ chức để thực hiện hiệu quả hơn các chức năng, nhiệm vụ được giao, vừa đáp ứng các định hướng mới của Đảng và nhà nước, vừa phù hợp với chiến lược phát triển ngành Thanh tra trong thời gian tới.

Ban Chủ nhiệm đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức của TTCP như: Xác định lại mô hình các cục, vụ đảm bảo theo đúng các quy định của pháp luật về cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và đáp ứng được yêu cầu công tác; chuyển đổi mô hình, thành lập các bộ phận, đơn vị mới để thực hiện các nhiệm vụ chưa được phân công hết cho các đơn vị hiện có hoặc đã phân công nhưng không phù hợp, hiệu quả; kiện toàn bộ phận cấp phòng của các đơn vị…

Đồng thời, cũng kiến nghị lãnh đạo TTCP giao Vụ Tổ chức Cán bộ xây dựng đề án đánh giá tổng thể hệ thống cơ cấu tổ chức, vị trí việc làm để xác định đầy đủ hệ thống vị trí việc làm đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Đồng thời sửa đổi các quyết định của Tổng Thanh tra ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của từng đơn vị đảm bảo tính rõ ràng, thống nhất.

Đối với các đơn vị trực thuộc TTCP chủ động lên phương án sắp sếp lại tổ chức các bộ phận trực thuộc của đơn vị mình bảo đảm theo đúng các quy định hiện hành và theo hướng tinh gọn, giảm tối đa cấp trung gian.

Đánh giá về kết quả nghiên cứu đề tài, Hội đồng nghiệm thu cho rằng, đổi mới cơ cấu tổ chức để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra là yêu cầu cần thiết đặt ra đối với TTCP. Việc triển khai nghiên cứu đề tài là cần thiết, nhằm thiết lập cơ sở khoa học để hoàn thiện bộ máy tổ chức của TTCP.

Nội dung nghiên cứu logic, giữa các phần nêu bật được những vấn đề trọng tâm cần nghiên cứu. Thông tin được dẫn chứng trong đề tài phong phú, đa chiều, có dẫn nguồn, khẳng định tính trung thực khách quan của số liệu.

Đề tài là công trình nghiên cứu có giá trị thực tiễn, giái trị ứng dụng cao, các giải pháp đưa ra đồng bộ, logic với phần thực trạng đã phân tích, phù hợp với thực tế tổ chức và hoạt động của TTCP, là tài liệu tham khảo cho cơ quan TTCP trong việc xây dựng nghị định thay thế Nghị định 50/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của TTCP.

Với những kết quả đạt được, hội đồng thống nhất đánh giá đề tài đạt loại khá.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm