Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng thủ dân sự

Thứ sáu, 20/10/2023 - 21:30

(Thanh tra) - Các bộ, ngành, địa phương sẽ rà soát các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật liên quan đến phòng thủ dân sự để đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, ban hành mới văn bản phù hợp với Luật Phòng thủ dân sự. Thời gian hoàn thành là tháng 1/2024.

Luật Phòng thủ dân sự. Ảnh: https://nxbctqg.org.vn/

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 1217/QĐ-TTg ngày 20/10/2023 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng thủ dân sự.

Luật Phòng thủ dân sự số 18/2023/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 5 ngày 20/6/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024. Để triển khai thi hành Luật Phòng thủ dân sự kịp thời, thống nhất, hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật này với mục đích xác định cụ thể nội dung công việc, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thi hành Luật Phòng thủ dân sự, bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.

Đồng thời, xác định trách nhiệm phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương trong việc tiến hành các hoạt động triển khai thi hành Luật Phòng thủ dân sự trên phạm vi cả nước.

Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, Nhân dân và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc thi hành Luật Phòng thủ dân sự.

Theo Kế hoạch, các bộ, ngành, địa phương sẽ rà soát các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật liên quan đến phòng thủ dân sự để đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, ban hành mới văn bản phù hợp với Luật Phòng thủ dân sự. Thời gian hoàn thành là tháng 1/2024.

Bộ Quốc phòng sẽ phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan xây dựng Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng thủ dân sự; trình Chính phủ tháng 4/2024.

Đồng thời, tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến và tập huấn nội dung Luật Phòng thủ dân sự như: Biên soạn tài liệu phục vụ công tác phổ biến Luật Phòng thủ dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; tổ chức Hội nghị quán triệt, phổ biến Luật Phòng thủ dân sự và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật đối với các cơ quan trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức tuyên truyền Luật Phòng thủ dân sự và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật trên các phương tiện thông tin đại chúng…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm