Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Hiếu
Thứ năm, 18/04/2024 - 14:44
(Thanh tra) - Đối với kế hoạch thanh tra của tỉnh, Điều 13 Thông tư số 04/2024/TT - TTCP quy định, chánh thanh tra tỉnh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thanh tra của thanh tra tỉnh; chánh thanh tra sở, huyện có trách nhiệm xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của cơ quan mình, xin ý kiến giám đốc sở, chủ tịch UBND huyện xem xét, quyết định và gửi về thanh tra tỉnh chậm nhất vào ngày 10/11 hằng năm để tổng hợp.
Chánh thanh tra tỉnh trình chủ tịch UBND tỉnh dự thảo kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 30/11 hằng năm. Ảnh: PH
Theo thông tư, kế hoạch thanh tra của tỉnh bao gồm các kế hoạch thanh tra của thanh tra tỉnh, thanh tra sở và thanh tra huyện.
Căn cứ xây dựng kế hoạch thanh tra gồm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra tỉnh, thanh tra sở, thanh tra huyện; định hướng chương trình thanh tra đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra của Tổng Thanh tra Chính phủ; yêu cầu công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của chủ tịch UBND tỉnh; yêu cầu công tác quản lý Nhà nước và việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của địa phương; vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật được đăng tải trên báo chí hoặc dư luận xã hội quan tâm; căn cứ khác theo quy định của pháp luật.
Thông tin, tài liệu để xây dựng kế hoạch thanh tra gồm các thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 13 và các thông tin, tài liệu do thanh tra tỉnh, thanh tra sở, thanh tra huyện thu thập cung cấp.
Trình tự, thủ tục xây dựng kế hoạch thanh tra của tỉnh, trên cơ sở thông tin, tài liệu thu thập được nêu tại khoản 4 Điều 13, thanh tra tỉnh dự thảo kế hoạch thanh tra của tỉnh. Khi xét thấy cần thiết, chánh thanh tra tỉnh lấy ý kiến tham gia hoặc làm việc trực tiếp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan để thống nhất nội dung kế hoạch thanh tra; chánh thanh tra tỉnh chủ trì làm việc với chánh thanh tra sở, chánh thanh tra huyện về nội dung dự thảo kế hoạch thanh tra của tỉnh để xử lý chồng chéo, trùng lặp (nếu có); chánh thanh tra tỉnh tiếp thu các ý kiến tham gia để hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch thanh tra của tỉnh và trình chủ tịch UBND tỉnh ban hành.
Hồ sơ trình chủ tịch UBND tỉnh ban hành kế hoạch thanh tra bao gồm tờ trình của chánh thanh tra tỉnh về việc ban hành kế hoạch thanh tra của tỉnh; dự thảo kế hoạch thanh tra của tỉnh; dự thảo quyết định của chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch thanh tra của tỉnh; báo cáo tổng họp, tiếp thu ý kiến tham gia vào dự thảo kế hoạch thanh tra (nếu có); các thông tin, tài liệu khác (nếu có).
Chánh Thanh tra tỉnh trình chủ tịch UBND tỉnh dự thảo kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 30/11 hằng năm. Chủ tịch UBND tỉnh ban hành kế hoạch thanh tra của tỉnh chậm nhất vào ngày 20/10 hằng năm.
Kế hoạch thanh tra của tỉnh được gửi về Thanh tra Chính phủ để báo cáo; gửi ngay đến Kiểm toán Nhà nước, thanh tra bộ và Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam để phối hợp xử lý chồng chéo, trùng lặp (nếu có); đồng thời, thông báo đến đối tượng thanh tra và cơ quan, đơn vị có liên quan để thực hiện.
Về xử lý chồng chéo, trùng lặp trong xây dựng, ban hành kế hoạch thanh tra và điều chỉnh kế hoạch thanh tra Chương IV quy định, trong quá trình xây dựng, ban hành kế hoạch thanh tra, thủ trưởng các cơ quan quản lý Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra có trách nhiệm phối hợp với nhau nhằm tránh chồng chéo, trùng lặp về phạm vi và thời gian thanh tra.
Trường hợp các cơ quan phối hợp nhưng không thống nhất thì chánh thanh tra bộ, Chánh Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam, chánh thanh tra tỉnh báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ để có ý kiến xử lý chồng chéo, trùng lặp về phạm vi và thời gian thanh tra trước khi trình bộ trưởng, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, chủ tịch UBND tỉnh ký ban hành. Đơn vị chủ trì tham mưu giúp Tổng Thanh tra Chính phủ xử lý chồng chéo, trùng lặp trong dự thảo kế hoạch thanh tra của bộ, của tỉnh, của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Căn cứ điều chỉnh kế hoạch thanh tra, Điều 15 quy định gồm có chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thanh tra. Khi thấy cần thiết để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ thanh tra đột xuất theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh, thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước.
Và khi có sự kiện bất khả kháng ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch thanh tra; thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chỉ đạo điều chỉnh kế hoạch thanh tra để đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước.
Bài 5: Cơ quan thanh tra cấp trên theo dõi, đôn đốc cơ quan thanh tra cấp dưới
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 12/12, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức Hội thảo Hoàn thiện kết quả nghiên cứu “Bảo vệ bí mật Nhà nước và bí mật công tác của ngành Thanh tra – Thực trạng và giải pháp”, do TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục 4, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm.
Thái Hải
12:16 12/12/2024(Thanh tra) - Như đã thành thông lệ, sau khi thực hiện thí điểm từ năm 2016 đến nay, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) của UBND các tỉnh, thành phố hàng năm (PACA).
Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024T.Thanh
18:24 10/12/2024Trần Quý
13:49 10/12/2024Trần Quý
11:39 10/12/2024Hương Giang
TC
Thái Hải
Thu Huyền
Trọng Tài
Thu Huyền
Cảnh Nhật
Lâm Ánh
Trần Kiên
Lâm Ánh
Trọng Tài
Thái Hải