Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

TI kêu gọi minh bạch, trách nhiệm, liêm chính trong chống khủng hoảng khí hậu

Ngọc Anh

Thứ sáu, 05/11/2021 - 06:37

(Thanh tra)- Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) ở Glasgow (Vương quốc Anh) đang thu hút sự quan tâm khi tình hình khí hậu trái đất đang báo động hơn bao giờ hết. Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và tính liêm chính để đảm bảo hành động hiệu quả chống lại khủng hoảng khí hậu.

Ảnh: ukcop26.org

Là một phần trong các cuộc thảo luận thường niên của COP, các quốc gia được yêu cầu trình bày những chiến lược giảm phát thải đầy tham vọng, thích ứng để bảo vệ thế giới tự nhiên, huy động tài chính công và tư nhân, xây dựng một quy tắc để biến tất cả thành hiện thực.

Tuy nhiên, những tiến bộ có ý nghĩa trong các lĩnh vực này đang bị cản trở bởi các hình thức tham nhũng khác nhau, từ gây ảnh hưởng không đáng có đến tham ô, biển thủ. TI cảnh báo, nếu không được đề cập đến một cách trực tiếp, tham nhũng sẽ tiếp tục phá hoại hành động chống biến đổi khí hậu cho đến khi động lực quan trọng này bị mất đi.

Tham nhũng vẫn là một rào cản lớn đối với sự thành công của các biện pháp thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu. Bởi ở đó, những kẻ cơ hội tìm thấy mảnh đất màu mỡ với số tiền khổng lồ. Chỉ riêng trong năm 2018, tài chính toàn cầu dành cho chống khủng hoảng khí hậu đã đạt tổng cộng 546 tỷ USD.

Trong khi đó, những kết quả tích cực từ COP25 vẫn còn rất ít và cần phải hành động nhiều hơn nữa trong năm nay. Nhiều công ty được biết đến là phá hoại hành động chống biến đổi khí hậu. Nhiều doanh nghiệp là nhà sản xuất chính của phát thải khí nhà kính, nhưng vẫn được cho phép... Các nước phát triển vẫn chưa chia sẻ cân bằng về tài chính khí hậu. Và việc thành lập thị trường các bon vẫn thiếu các cơ chế chống tham nhũng.

Trong một bức thư gửi Chủ tịch COP26 Alok Sharma, TI đã nhấn mạnh, những cảm nhận về xung đột lợi ích cũng đủ để làm suy giảm lòng tin của công chúng và đe dọa tiến bộ đối với các mục tiêu của Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu.

Khủng hoảng khí hậu cũng là một thách thức về quản trị, nhưng nhu cầu về các biện pháp bảo vệ chống tham nhũng cho đến nay hầu như không có trong các cuộc đàm phán về khí hậu. Theo TI, cần khẩn trương thay đổi quan điểm và tăng tốc các nỗ lực hướng tới minh bạch, trách nhiệm giải trình và liêm chính để đảm bảo hành động hiệu quả chống lại khủng hoảng khí hậu.

TI kêu gọi các nhà lãnh đạo COP26 đảm bảo các nền kinh tế tiên tiến hành động có trách nhiệm và báo cáo tốt hơn về việc thực hiện cam kết 100 tỷ USD mỗi năm cho các quốc gia nghèo hơn theo Hiệp ước Copenhagen; cải thiện "khuôn khổ minh bạch nâng cao" của Thỏa thuận Paris để bao gồm đăng ký công khai các tuyên bố của đại diện chính phủ và các nỗ lực của khu vực tư nhân nhằm vận động hành lang hoặc tác động đến chính phủ các quốc gia nhằm trì hoãn và làm suy yếu chính sách ứng phó biến đổi khí hậu; đảm bảo Điều 6 của Thỏa thuận Paris về tính liêm chính trong thị trường các bon bằng cách bao gồm một cơ chế giải quyết khiếu nại tích hợp mạnh mẽ, cũng như các biện pháp bảo vệ môi trường và xã hội.

Ông Rueben Lifuka, Phó Chủ tịch TI cho rằng: “Đã đến lúc phải hành động chống tham nhũng và chống khủng hoảng khí hậu, bởi vì chúng ta không thể giải quyết vấn đề này mà không giải quyết vấn đề còn lại. Tâm trí của chúng ta thường không tạo ra mối liên hệ giữa khí hậu và tham nhũng, nhưng tiếc là cả hai có mối liên hệ sâu sắc với nhau.

Để hành động chống lại biến đổi khí hậu có hiệu quả, cộng đồng quốc tế cần khẩn trương thay đổi quan điểm và đẩy mạnh các nỗ lực theo hướng minh bạch, trách nhiệm giải trình và liêm chính. Chúng ta phải coi quản trị tốt trở thành nền tảng của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Có thể vẫn chưa quá muộn để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu, nhưng sẽ chỉ có thể thực hiện được nếu chúng ta bảo vệ quỹ dành cho khí hậu khỏi tham nhũng và đảm bảo chính sách khí hậu toàn cầu phục vụ lợi ích của tất cả mọi người và hành tinh, chứ không chỉ một vài cá nhân”.

Cũng theo ông Rueben Lifuka: “Tham nhũng, giống như biến đổi khí hậu, là một mối đe dọa nhân đôi với nhiều điểm tới hạn nguy hiểm. Nó không chỉ làm giảm cơ hội kiềm chế biến đổi khí hậu mà còn từ chối một cách bất công những thành viên dễ bị tổn thương nhất của xã hội tham gia hoặc hưởng lợi từ quỹ khí hậu”.

Trong khi đó, ông Brice Böhmer, Trưởng nhóm Khí hậu và Môi trường tại TI cho rằng, "quỹ dành cho khí hậu rất phức tạp và rời rạc, điều này gây khó khăn cho các nỗ lực theo dõi dòng tài chính và xác định ai phải chịu trách nhiệm về các quyết định. Kết quả là, xung đột lợi ích, hối lộ, chuyên quyền và tham ô gây nguy hiểm cho các sáng kiến đầu tư và tài trợ trên toàn cầu”.

Hội nghị COP 26 kéo dài 2 tuần đầu tháng 11 với sự tham gia của đại diện trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Theo cảnh báo của Liên hợp quốc và giới khoa học, nếu các chính phủ trên thế giới không hành động quyết liệt nhằm cắt giảm mức khí thải ngay lập tức, phần lớn trái đất sẽ hứng chịu thảm họa khí hậu trong tương lai không xa. Tình trạng nước biển dâng, sóng nhiệt kéo dài và nghiêm trọng, ngày càng nhiều giống loài tuyệt chủng là hậu quả rõ rệt vài năm qua.

COP 26 được kỳ vọng là cơ hội sau cùng để các nhà lãnh đạo trên thế giới đưa ra kế hoạch hành động cụ thể nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại kể từ khi ký Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015, tìm cách thúc đẩy các nỗ lực nhằm khống chế mức tăng nhiệt toàn cầu ở hơn 1,5 độ C trong thế kỷ này so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Viện Trần Nhân Tông trúng thầu giá cao, dù tiết kiệm thấp cho ngân sách

Viện Trần Nhân Tông trúng thầu giá cao, dù tiết kiệm thấp cho ngân sách

(Thanh tra) - Viện Trần Nhân Tông có chuyên môn về Phật học, nhưng vẫn trúng gói thầu Biên soạn và xuất bản Bộ Địa chí huyện Đan Phượng với giá 8,347 tỷ đồng tại huyện Đan Phượng, dù nhà thầu này bỏ giá cao hơn 747 triệu đồng so với đơn vị.. . trượt thầu.

Công Thắng - Phạm Hoa

21:13 11/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm