Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 04/08/2015 - 18:37
(Thanh tra)- Từ ngày 1/8, các trường đại học (ĐH) bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển. Mặc dù ngưỡng điểm xét tuyển được nhiều trường đưa ra khá thấp (bằng hoặc nhỉnh hơn điểm sàn), nhưng thí sinh (TS) cần tỉnh táo nếu muốn chắc chân vào ĐH ngay từ nguyện vọng (NV) 1.
Thí sinh cần tỉnh táo nếu muốn chắc chân vào ĐH ngay từ nguyện vọng 1. Ảnh: Hải Hà
Ghi nhận tại các trường ĐH từ những ngày đầu nộp hồ sơ cho thấy, lượng TS đến nộp hồ sơ chưa nhiều, nhiều em chỉ đến nghe ngóng thông tin chứ chưa vội vàng nộp hồ sơ.
Tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, mặc dù trường chỉ đưa ra ngưỡng điểm xét tuyển là 16, nhưng hầu hết chỉ những TS có mức điểm cao hơn điểm chuẩn năm ngoái 1 - 2 điểm mới nộp hồ sơ. TS Phạm Hoàng Thái (Ba Đình, Hà Nội) cho biết, em được 24 điểm, có NV vào ngành Sư phạm Hóa. Tuy nhiên hôm nay em đến đây theo dõi thông tin nộp hồ sơ như thế nào chứ chưa nộp. “Em thấy lo lắng vì năm trước Sư phạm Hóa lấy 23 điểm, năm nay sợ khó đỗ. Dự định 10 ngày nữa em sẽ nộp hồ sơ để nếu không có khả năng đỗ thì nộp trường khác, để không phải đi rút hồ sơ” - Thái chia sẻ.
Tại ĐH Bách khoa Hà Nội, Trưởng phòng Đào tạo Nguyễn Phong Điền cho biết: Số TS nộp hồ sơ trong những ngày đầu phần lớn đều có mức điểm ở tổ hợp môn xét tuyển tương đối cao, khả năng trúng tuyển lớn và hầu hết đều chọn lựa NV 1 cho những ngành “hot” của trường. Trong số hồ sơ đã nộp, TS chủ yếu đạt mức điểm từ 23 - 27 điểm và chọn nguyện vọng 1 ở các ngành như Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông, Cơ điện tử...
Tại Trường ĐH Kinh tế quốc dân, ông Phạm Quang Trung, Phó Hiệu trưởng thông tin: Năm nay trường đưa ra mức xét tuyển là 17 để tạo điều kiện tối đa cho TS. Tuy nhiên, điểm chuẩn dự kiến vào trường năm nay sẽ nhích hơn từ 0,5 - 1,5 điểm so với năm ngoái. Năm nay biên độ điểm giữa các ngành sẽ khá rộng, ngành “hot” như Kế toán, Tài chính Ngân hàng có thể 25 - 26 điểm, nhưng những ngành ít hấp dẫn hơn như Công nghệ thông tin, Toán ứng dụng, Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn có thể chỉ 18 - 19 điểm. Vì vậy thí sinh 19 - 20 điểm đừng hết hi vọng.
“Điểm mới trong mùa xét tuyển năm nay là trường không chốt 1 điểm sàn cho tất cả các khoa mà mỗi ngành sẽ có 1 sàn riêng. Vì vậy, TS cần tỉnh tạo khi lựa chọn, hãy chọn ngành phù hợp với năng lực sở trường và quan trọng là xác định điểm nằm trong khoảng nào để có kỳ vọng hợp lý” - ông Trung khuyên.
Ông Trần Văn Nghĩa, Cục Phó Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết: Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, năm nay số lượng TS đạt từ 24 điểm trở lên không có biến động nhiều so với năm trước, cả nước chỉ có vài trăm em được trên 28 điểm, nhưng điểm từ 15 - 19 rất nhiều, vì thế có thể dự báo các trường top giữa có thể lấy cao hơn năm trước 1,5 - 2 điểm. “Căn cứ vào thống kê điểm mà Bộ GD&ĐT đã công bố và dựa trên điểm chuẩn vào các trường năm trước, TS hoàn toàn có thể tính toán được khả năng đỗ của mình” - ông Nghĩa nói.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, đợt đăng ký xét tuyển ĐH chính quy đợt 1 kéo dài trong 20 ngày, từ 1 - 20/8. Vì vậy, TS nên nghiên cứu kỹ thông tin của từng trường để đăng ký xét tuyển phù hợp với điểm thi của mình.
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà