Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 03/10/2017 - 06:35
(Thanh tra)- Chương trình (CT) giáo dục phổ thông (GDPT) mới dự kiến triển khai vào năm học 2018-2019. Tuy nhiên, lãnh đạo nhiều sở giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) cho rằng, cần lộ trình thích hợp cho từng trường, không nhất thiết phải triển khai đồng loạt trên toàn quốc.
Ở nhiều nơi, điều kiện cơ sở vật chất còn khó khăn, chưa đủ điều kiện để triển khai CT mới. Nguồn Internet
Trở ngại lớn nhất là ở giáo viên
Bà Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết: Tính đến năm học 2016-2017, cả nước có hơn 850.000 giáo viên (GV) phổ thông. Chất lượng đội ngũ GV ngày càng được nâng cao, tỉ lệ GV đạt chuẩn về trình độ đào tạo ở 3 các cấp học đều đạt trên 99%.
Đây là lực lượng then chốt để thực hiện công cuộc đổi mới giáo dục thời gian tới. Tuy nhiên, ông Tạ Quang Sum, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Trần Hưng Đạo (Khánh Hòa) lại cho rằng, GV chính là trở ngại lớn nhất. Tại sao như vậy? Theo ông Sum, hiện nay có tình trạng nhiều GV không thích đổi mới vì sợ mệt, sợ ảnh hưởng tới dạy thêm - học thêm, vì việc tổ chức tập huấn đổi mới không chính quy, đại khái…
Là GV trực tiếp tham gia đứng lớp, bà Nguyễn Thị Huyền Thảo - GV Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) khẳng định, GV có vai trò quyết định tới sự thành bại của đổi mới giáo dục, nhưng chất lượng GV thì chưa đạt như kỳ vọng. Lấy dẫn chứng từ mô hình giáo dục VNEN, bà Thảo cho rằng, phương pháp giáo dục này thực sự rất tốt với học sinh, tuy nhiên, phần đa phụ huynh GV, học sinh lại không đồng tình vì chúng ta đang thiếu những con người làm được điều đó.
Ông Phạm Văn Hùng - Giám đốc Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế cho rằng, điều kiện để đổi mới GDPT phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ GV, nhưng đội ngũ GV còn nhiều yếu kém, một bộ phận ngại chuyển đổi từ cách dạy cũ sang cách dạy mới…
Ông Trịnh Ngọc Thạch - Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) thì cho rằng, hiện vẫn còn tình trạng thừa - thiếu GV cục bộ. Bậc tiểu học thiếu GV dạy tự chọn, năng khiếu; định mức GV/lớp còn quá thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu 2 buổi/ngày... Sự bất cập về đội ngũ GV như vậy trong những năm đầu triển khai đổi mới GDPT sẽ hạn chế kết quả thực hiện cũng như những tiến bộ của CT.
Phải chuẩn bị kỹ
Các chuyên gia giáo dục đều đồng tình GDPT rất cần được đổi mới, song Bộ GD&ĐT phải chuẩn bị thật kỹ trước khi thực hiện, nếu không có lộ trình phù hợp thì rất có thể lặp lại chương trình phân ban trước đây - thí điểm rồi lại xóa, biến học sinh thành “chuột bạch”.
Giám đốc Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế chia sẻ: Đổi mới CT GDPT của chúng ta thời gian qua về mặt kỹ thuật chưa thực sự mạnh lạc, thống nhất. Điều đó làm ảnh hướng đến niềm tin của một bộ phân cha mẹ học sinh, GV. Điều kiện triển khai thực hiện CT mới còn thiếu nhiều và chưa đồng bộ.
Ngoài GV chưa đáp ứng được yêu cầu thì điều kiện cơ sở vật chất ở nhiều nơi còn thiếu thốn, phòng học, phòng thực hành - thí nghiệm, nhà đa năng, sân chơi, bãi tập… thiếu rất nhiều; thiết bị dạy học tối thiếu chưa đảm bảo; nếu tổ chức dạy học tự chọn nhưng gắn với điều kiện của các nhà trường hiện nay thì thực chất học sinh không có cơ hội được lựa chọn...
Giám đốc Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế cũng cho rằng: Triển khai CT mới có thể phải chấp nhận quy luật phát triển không đồng đều trong GD&ĐT. Từ thực tế đó, ông kiến nghị, Bộ GD&ĐT cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thực hiện, xây dựng lộ trình thích hợp cho từng trường. Đối với những trường đảm bảo điều kiện thì có thể triển khai ngay từ năm học 2019-2020; trường chưa đảm bảo thì tiến hành theo lộ trình riêng, chậm hơn, không nhất thiết phải triển khai đồng loạt trên toàn quốc.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, Bộ GD&ĐT cần cân nhắc việc giao quyền cho trường học bởi trong điều kiện nguồn lực tài chính chưa đảm bảo, không phải chất lượng trường nào cũng giống nhau, đặc biệt các trường vùng sâu, vùng xa khó thực hiện CT mới trong 2-3 năm tới.
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà