Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Hiếu
Chủ nhật, 14/11/2021 - 22:08
(Thanh tra) - Tiếp tục chuỗi chương trình tri ân, tôn vinh các nhà giáo nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tối ngày 14/11, Chương trình "Thay lời tri ân" được Bộ Gíao dục và Đào tạo phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức và phát sóng trực tiếp trên kênh VTV1.
Một tiết mục văn nghệ trong Chương trình "Thay lời tri ân" mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Ảnh: LP
"Thay lời tri ân" là chương trình thường niên do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Với chủ đề “Gieo mầm”, “Thay lời tri ân” năm 2021 nhằm ghi nhận và tôn vinh các thầy cô khắp mọi miền Tổ quốc trong mọi hoàn cảnh đã vượt khó đóng góp cho những thành công của giáo dục nước nhà.
Nhiều nội dung trong “Thay lời tri ân” năm nay gắn liền với bối cảnh giáo dục đặc biệt, khi bị tác động mạnh mẽ bởi dịch bệnh Covid-19. Cùng với đó là những hình ảnh, câu chuyện truyền cảm hứng, xúc động, đáng khâm phục về những người thầy hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, vì học trò thân yêu.
Trong chương trình, khán giả gặp gỡ một số khách mời đặc biệt với những chia sẻ tâm huyết về nghề cũng như sự cống hiến của các thầy cô giáo trong sự nghiệp trồng người.
Đó là câu chuyện của cô Hà Thị Kim, Hà Thị Dung, Trường Tiểu học Tri Lễ 1, Quế Phong, Nghệ An, khi dịch bệnh Covid - 19 xuất hiện tại địa phương và trong trường có 2 học sinh được xác định là F0, theo đó có 52 bạn khác trở thành F1 phải đi cách li tập trung. Do vậy, cô Kim và cô Dung đã xung phong đi hỗ trợ học sinh. Kết thúc cách ly, may mắn cả cô và trò đều an toàn, mạnh khỏe. Đây có lẽ là trải nghiệm đặc biệt nhất trong thời gian dạy học ở xã biên giới này.
“Là giáo viên bản địa, cô không chỉ dạy học sinh ở trường, mà còn gần gũi, biết rõ hoàn cảnh từng em. Tình thương đối với học trò còn lớn hơn cả nỗi sợ hãi, lo lắng về nguy cơ nhiễm dịch bệnh, nên dù thế nào đi nữa, tôi vẫn ở bên các em”, cô Hà Thị Dung chia sẻ.
Và rất nhiều câu chuyện của các thầy cô giáo ở khắp nơi trên cả nước về những kỉ niệm trong hành trình gieo con chữ cho các thế hệ học sinh gây xúc động cho người xem.
Phát biểu tại Chương trình, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã dành nhiều tâm huyết nói về sự cao quý, giá trị của nghề giáo.
Nhà giáo là một nghề cao quý. Sự cao quý đó không phải tự nhiên mà có. Nó cao quý vì nó tạo dựng nên con người. Tôn sư thường đi với trọng đạo, thầy được tôn quý vì là người có đạo đức và kiến thức, đem chúng truyền dạy cho học trò.
Muốn dạy cho học trò thành người, giỏi nghiệp, nhà giáo phải học tập rèn luyện, phải hoàn thiện bản thân, phải mẫu mực, vì mẫu mực mà trở nên cao quý.
“Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tôi muốn khẳng định và đề cao sự tôn quý của nghề nhà giáo và mong muốn tất cả nhà giáo chúng ta luôn giữ gìn sự tôn quý này”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đã dành sự quan tâm đặc biệt tới giáo dục và đào tạo và toàn thể các bậc phụ huynh, những người sử dụng lao động, các bạn học sinh, sinh viên lời cảm ơn vì đã ủng hộ cho ngành Giáo dục và Đào tạo.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên