Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Sẽ điều chỉnh cộng điểm ưu tiên?

Thứ sáu, 11/08/2017 - 18:07

(Thanh tra) - Cộng điểm ưu tiên là chính sách đúng và đầy tính nhân văn, đặc biệt là ưu tiên đối tượng, con thương binh, gia đình chính sách. Tuy nhiên, hiện nay tình hình thay đổi, khu vực 1-2-3 sự chênh lệch điều kiện đã khác xưa, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ lắng nghe ý kiến đóng góp để có điều chỉnh cộng điểm ưu tiên theo từng vùng cho phù hợp.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ: Sẽ lắng nghe để điều chỉnh điểm ưu tiên cho hợp lý. Ảnh: HH

Đó là phát biểu của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ tại hội nghị tổng kết năm học 2016-2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2017-2018 của các cơ sở giáo dục đại học (ĐH), các trường sư phạm vào sáng nay (11/8).

30 điểm vẫn trượt ĐH: Cần có cái nhìn thấu đáo

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã nêu ra những vấn đề nổi cộm của giáo dục ĐH, 1 trong những vấn đề nóng được dư luận quan tâm hiện nay là hiện tượng “mưa điểm 10”, 30 điểm vẫn trượt đại học, 9 điểm/3 môn đỗ cao đẳng sư phạm…

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, dư luận xã hội cần nhìn nhận các hiện tượng trên một cách bình tĩnh, thấu đáo.Lý giải hiện tượng "mưa điểm 10", Bộ trưởng Nhạ cho rằng, nếu như năm ngoái, điểm 10 thường rơi vào trường hợp rất giỏi hoặc học tủ thì năm nay có thay đổi một chút. Bởi lẽ, đề thi trắc nghiệm khách quan kiểm tra kiến thức rộng, trải dài, tạo cơ hội cho nhiều học sinh có cơ hội được điểm cao.Hơn nữa, năm nay nội dung thi chỉ tập trung trong chương trình lớp 12, trong quá trình học tập học sinh có 3 lần được làm quen với dạng thức đề thi, tạo thuận lợi cho thí sinh ôn tập. Tuy kết quả có nhiều điểm tuyệt đối hơn nhưng theo số liệu thống kê, điểm 9-10 cũng chỉ chiếm 3% trong phổ điểm cả nước.Nhắc đến hiện tượng lạ “30 điểm vẫn trượt”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, năm nay chúng ta áp dụng minh bạch, công khai thông tin trong tuyển sinh. Do tính ưu việt của công nghệ thông tin, Bộ cho các em đăng ký nhiều nguyện vọng, có thể thay đổi nguyện vọng sau khi biết điểm, rất nhân văn. Vì sự minh bạch do công nghệ thông tin hỗ trợ rất tốt nên nhiều thí sinh cùng đăng ký vào một số trường tốt, ngành hot như Y, Dược, Công an, Quân đội... trong khi chỉ tiêu các trường này không tăng, thậm chí là giảm tới 50%, nên điểm chuẩn các trường/ngành này cao là điều dễ hiểu. Về vấn đề cộng điểm ưu tiên gây "bão" dư luận thời gian qua, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, việc cộng điểm ưu tiên là chính sách đúng và đầy nhân văn, đặc biệt là ưu tiên đối tượng thương binh, gia đình chính sách... Tuy nhiên, hiện nay tình hình thay đổi, khu vực 1-2-3 sự chênh lệch điều kiện đã khác xưa thì phải điều chỉnh cho phù hợp. Bộ sẵn sàng lắng nghe để có điều chỉnh phù hợp. Hội nghị được tổ chức tại 3 điểm cầu, Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Trong ảnh là điểm cầu Hà Nội. Ảnh: HHĐầu tư tập trung cho trường sư phạm trọng điểmTrước dư luận về việc tuyển sinh ngành Sư phạm quá thấp, Bộ trưởng Nhạ cho biết, Bộ GD&ĐT cũng đã kiểm tra ngay thì thấy vẫn có nhiều trường sư phạm tuyển sinh đầu vào cao. Cũng có một số trường có đầu vào thấp nhưng không đại diện cho toàn khối sư phạm.Lý giải về điều này, Bộ trưởng nói: “Có những ngành không chỉ kiến thức mà còn là tài năng, ví dụ như giáo viên mầm non, thì rất cần kỹ năng về múa hát, phẩm chất yêu trẻ”.Bộ trưởng cho biết sắp tới sẽ tiếp tục rà soát, đầu tư tập trung vào các trường sư phạm trọng điểm, có phương án quy hoạch lại mạng lưới các trường sư phạm và có phương án điều chỉnh đối với các trường có hoạt động đào tạo không hiệu quả.Được biết, trong tuần tới Bộ GD&ĐT sẽ ngồi lại với các trường sư phạm để bàn sâu về vấn đề này và tìm giải pháp.  Mở mới 184 ngànhBáo cáo tổng kết năm học 2016-2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2017-2018 của các cơ sở giáo dục ĐH, các trường sư phạm, bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT cho biết: Tính đến hết năm học 2016-2017, cả nước hiện có 235 trường ĐH, học viện  (bao gồm 170 trường công lập, 60 trường tư thục và dân lập, 5 trường có 100% vốn nước ngoài), 37 viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ, 33 trường cao đẳng sư phạm và 2 trường trung cấp sư phạm. Bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH: Quy mô đào tạo tiến sĩ tăng 25%. Ảnh: HHĐối với nhóm trường sư phạm và đào tạo giáo viên, hiện nay có 58 trường ĐH, 57 trường cao đẳng, 40 trường trung cấp có ngành đào tạo giáo viên (trong đó có 14 trường đại học sư phạm, 33 trường cao đẳng sư phạm và 2 trường trung cấp sư phạm).Tính từ đầu năm 2016 đến 31/7/2017, tổng số ngành mở mới ở trình độ ĐH là 184 ngành, tập trung chủ yếu vào các nhóm ngành Kỹ thuật, Công nghệ kỹ thuật, Máy tính và Công nghệ thông tin, Khoa học xã hội và hành vi, Kinh doanh quản lý, Pháp luật.Bà Phụng cũng cho biết: năm học 2016-2017, tổng quy mô sinh viên ĐH là 1.767.879 sinh viên (tăng 0,8% so với năm học 2015-2016) nhưng quy mô sinh viên cao đẳng sư phạm giảm 14,3%, chỉ còn 47.800 sinh viên.  Phần lớn sinh viên tập trung theo học các ngành thuộc Khối ngành V: Toán và thống kê; Máy tính và công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật; Kỹ thuật; Sản xuất chế biến; Kiến trúc và xây dựng, Nông lâm và thuỷ sản; Thú y và Khối ngành III: kinh doanh quản lý, pháp luật.  Quy mô đào tạo tiến sĩ tăng 25% Với đào tạo sau ĐH, bà Phụng cho biết quy mô đào tào tăng. Quy mô đào tạo thạc sĩ là 105.801 (tăng 12,8% so với năm học 2015-2016). Quy mô đào tạo tiến sĩ ở các trường ĐH, học viện là 13.587 (tăng 25% so với năm học 2015-2016). Quy mô đào tạo tiến sĩ ở các viện nghiên cứu khoa học tại thời điểm tháng 6/2017 là 1.501. Hải Hà

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, dư luận xã hội cần nhìn nhận các hiện tượng trên một cách bình tĩnh, thấu đáo.Lý giải hiện tượng "mưa điểm 10", Bộ trưởng Nhạ cho rằng, nếu như năm ngoái, điểm 10 thường rơi vào trường hợp rất giỏi hoặc học tủ thì năm nay có thay đổi một chút. Bởi lẽ, đề thi trắc nghiệm khách quan kiểm tra kiến thức rộng, trải dài, tạo cơ hội cho nhiều học sinh có cơ hội được điểm cao.Hơn nữa, năm nay nội dung thi chỉ tập trung trong chương trình lớp 12, trong quá trình học tập học sinh có 3 lần được làm quen với dạng thức đề thi, tạo thuận lợi cho thí sinh ôn tập. Tuy kết quả có nhiều điểm tuyệt đối hơn nhưng theo số liệu thống kê, điểm 9-10 cũng chỉ chiếm 3% trong phổ điểm cả nước.Nhắc đến hiện tượng lạ “30 điểm vẫn trượt”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, năm nay chúng ta áp dụng minh bạch, công khai thông tin trong tuyển sinh. Do tính ưu việt của công nghệ thông tin, Bộ cho các em đăng ký nhiều nguyện vọng, có thể thay đổi nguyện vọng sau khi biết điểm, rất nhân văn. Vì sự minh bạch do công nghệ thông tin hỗ trợ rất tốt nên nhiều thí sinh cùng đăng ký vào một số trường tốt, ngành hot như Y, Dược, Công an, Quân đội... trong khi chỉ tiêu các trường này không tăng, thậm chí là giảm tới 50%, nên điểm chuẩn các trường/ngành này cao là điều dễ hiểu. Về vấn đề cộng điểm ưu tiên gây "bão" dư luận thời gian qua, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, việc cộng điểm ưu tiên là chính sách đúng và đầy nhân văn, đặc biệt là ưu tiên đối tượng thương binh, gia đình chính sách... Tuy nhiên, hiện nay tình hình thay đổi, khu vực 1-2-3 sự chênh lệch điều kiện đã khác xưa thì phải điều chỉnh cho phù hợp. Bộ sẵn sàng lắng nghe để có điều chỉnh phù hợp. Hội nghị được tổ chức tại 3 điểm cầu, Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Trong ảnh là điểm cầu Hà Nội. Ảnh: HHĐầu tư tập trung cho trường sư phạm trọng điểmTrước dư luận về việc tuyển sinh ngành Sư phạm quá thấp, Bộ trưởng Nhạ cho biết, Bộ GD&ĐT cũng đã kiểm tra ngay thì thấy vẫn có nhiều trường sư phạm tuyển sinh đầu vào cao. Cũng có một số trường có đầu vào thấp nhưng không đại diện cho toàn khối sư phạm.Lý giải về điều này, Bộ trưởng nói: “Có những ngành không chỉ kiến thức mà còn là tài năng, ví dụ như giáo viên mầm non, thì rất cần kỹ năng về múa hát, phẩm chất yêu trẻ”.Bộ trưởng cho biết sắp tới sẽ tiếp tục rà soát, đầu tư tập trung vào các trường sư phạm trọng điểm, có phương án quy hoạch lại mạng lưới các trường sư phạm và có phương án điều chỉnh đối với các trường có hoạt động đào tạo không hiệu quả.Được biết, trong tuần tới Bộ GD&ĐT sẽ ngồi lại với các trường sư phạm để bàn sâu về vấn đề này và tìm giải pháp.  Mở mới 184 ngànhBáo cáo tổng kết năm học 2016-2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2017-2018 của các cơ sở giáo dục ĐH, các trường sư phạm, bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT cho biết: Tính đến hết năm học 2016-2017, cả nước hiện có 235 trường ĐH, học viện  (bao gồm 170 trường công lập, 60 trường tư thục và dân lập, 5 trường có 100% vốn nước ngoài), 37 viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ, 33 trường cao đẳng sư phạm và 2 trường trung cấp sư phạm. Bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH: Quy mô đào tạo tiến sĩ tăng 25%. Ảnh: HHĐối với nhóm trường sư phạm và đào tạo giáo viên, hiện nay có 58 trường ĐH, 57 trường cao đẳng, 40 trường trung cấp có ngành đào tạo giáo viên (trong đó có 14 trường đại học sư phạm, 33 trường cao đẳng sư phạm và 2 trường trung cấp sư phạm).Tính từ đầu năm 2016 đến 31/7/2017, tổng số ngành mở mới ở trình độ ĐH là 184 ngành, tập trung chủ yếu vào các nhóm ngành Kỹ thuật, Công nghệ kỹ thuật, Máy tính và Công nghệ thông tin, Khoa học xã hội và hành vi, Kinh doanh quản lý, Pháp luật.Bà Phụng cũng cho biết: năm học 2016-2017, tổng quy mô sinh viên ĐH là 1.767.879 sinh viên (tăng 0,8% so với năm học 2015-2016) nhưng quy mô sinh viên cao đẳng sư phạm giảm 14,3%, chỉ còn 47.800 sinh viên.  Phần lớn sinh viên tập trung theo học các ngành thuộc Khối ngành V: Toán và thống kê; Máy tính và công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật; Kỹ thuật; Sản xuất chế biến; Kiến trúc và xây dựng, Nông lâm và thuỷ sản; Thú y và Khối ngành III: kinh doanh quản lý, pháp luật.  Quy mô đào tạo tiến sĩ tăng 25% Với đào tạo sau ĐH, bà Phụng cho biết quy mô đào tào tăng. Quy mô đào tạo thạc sĩ là 105.801 (tăng 12,8% so với năm học 2015-2016). Quy mô đào tạo tiến sĩ ở các trường ĐH, học viện là 13.587 (tăng 25% so với năm học 2015-2016). Quy mô đào tạo tiến sĩ ở các viện nghiên cứu khoa học tại thời điểm tháng 6/2017 là 1.501. Hải Hà

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình có "né" trả lời báo chí?

Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình có "né" trả lời báo chí?

(Thanh tra) - Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP Ninh Bình, bị phê bình nhiều lần và trong năm học 2024 - 2025 đã có nhiều dư luận về chuyên môn cũng như tổ chức dạy học, thu chi, nhưng không biết có được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Ninh Bình đưa vào quyết định đã ban hành để kiểm tra hay không?

Nam Dũng

20:00 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm