Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Người nước ngoài học tại Việt Nam được quản lý như thế nào?

Thứ ba, 04/03/2014 - 16:48

(Thanh tra) - Từ ngày 11/4/2014, người nước ngoài học tập tại Việt Nam sẽ được quản lý theo Thông tư 03/2014/TT-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tư này sẽ thay thế Quyết định số 33/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/8/1999.

Ngày càng có nhiều du học sinh nước ngoài học tập tại Việt Nam. Nguồn: Internet

Quy chế này quy định công tác quản lý người nước ngoài học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam, bao gồm: Học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp; sinh viên cao đẳng, đại học; học viên chương trình đào tạo thạc sĩ; nghiên cứu sinh; học viên chương trình bồi dưỡng nâng cao trình độ; thực tập sinh.

Lưu học sinh (LHS) phải đáp ứng các điều kiện về học vấn, chuyên môn, sức khỏe, độ tuổi, hồ sơ

LHS vào học chương trình trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ phải có văn bằng tốt nghiệp tối thiểu tương đương văn bằng tốt nghiệp của Việt Nam quy định với từng cấp học và trình độ đào tạo. Đồng thời đạt yêu cầu về trình độ tiếng Việt, học vấn, chuyên môn... theo quy định của từng cơ sở tiếp nhận.

Bên cạnh đáp ứng các điều kiện về sức khỏe, LHS thỏa mãn các điều kiện về tuổi, thực hiện theo các hiệp định, thỏa thuận của Việt Nam ký kết với các nước, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế. Không hạn chế tuổi đối với LHS học bổng khác và lưu học sinh tự túc.

Học dự bị tiếng Việt

LHS chưa đủ trình độ tiếng Việt để học chương trình đào tạo chính thức bằng tiếng Việt thì phải học dự bị tiếng Việt.

Việc học bổ sung kiến thức chuyên ngành để đạt yêu cầu được vào học trình độ thạc sĩ, tiến sĩ (nếu cần) do cơ sở giáo dục tiếp nhận đào tạo tổ chức thực hiện cho LHS trong thời gian tối đa là 1 năm học, sau khi LHS hoàn thành khóa học dự bị tiếng Việt.

Sau khi kết thúc khóa học dự bị, lưu học sinh phải tham dự kiểm tra trình độ tiếng Việt, nếu đạt yêu cầu sẽ được chuyển vào học chương trình chính thức; nếu không đạt yêu cầu thì phải tiếp tục học bổ sung và dự đợt kiểm tra khác đến khi đạt yêu cầu và được cấp chứng chỉ để được chuyển vào học chương trình chính thức.

LHS học chương trình trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ được miễn áp dụng chuẩn ngoại ngữ đầu ra quy định đối với công dân Việt Nam học các chương trình đào tạo tương ứng giảng dạy bằng tiếng Việt.

Đăng ký thông tin tại http://lhsnn.vied.vn

Đặc biệt, các LHS phải thực hiện đăng ký, cập nhật đầy đủ, chính xác thông tin vào hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý LHS tại địa chỉ http://lhsnn.vied.vn, chậm nhất 30 ngày sau khi đến Việt Nam nhập học và cập nhật thông tin hằng năm hoặc khi có sự thay đổi.

Tại Thông tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nêu rõ, về quyền lợi và trách nhiệm của LHS. Theo đó, LHS được đối xử bình đẳng như đối với công dân Việt Nam; được cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ học tập phù hợp với điều kiện của cơ sở giáo dục và cơ sở phục vụ LHS; được mời thân nhân đến thăm theo quy định của Việt Nam…

Bên cạnh đó, LHS cũng phải tuân thủ pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán Việt Nam; thực hiện đúng quy định và mục đích nhập cảnh vào Việt Nam học tập...


T.H

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học

Sơn La tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học

(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.

Trần Kiên

12:26 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm