Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 13/09/2019 - 06:35
(Thanh tra)- Trong thông báo kết luận của UBND TP Hà Nội tại hội nghị giao ban công tác quý II, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý III/2019, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định chắc “như đinh đóng cột” sẽ giải quyết xong vấn đề giáo viên hợp đồng (GVHĐ) trước thềm năm học mới. Tuy nhiên, đến nay, hơn 2.000 GVHĐ trên địa bàn TP Hà Nội đang nơm nớp trước nỗi lo... mất việc.
Nhiều GVHĐ ở Sóc Sơn đứng trước nguy cơ mất việc. Ảnh: HH
Không có giáo viên đủ tiêu chuẩn xét tuyển đặc biệt
Mới đây nhất, theo thông báo kết luận của Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu tại hội nghị về công tác tuyển dụng viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS công lập trực thuộc quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP năm 2019, Văn phòng UBND TP cho biết, qua rà soát của các quận, huyện, thị xã, không giáo viên nào của Hà Nội đủ điều kiện xét tuyển đặc biệt vào viên chức theo quy định tại Khoản 7 Điều 2 Nghị định 161/2018.
UBND TP yêu cầu các đơn vị thực hiện tuyển dụng viên chức giáo dục theo đúng Nghị định 161 của Chính phủ. UBND các quận, huyện, thị xã báo cáo, đề xuất và phối hợp với Sở Nội vụ thực hiện.
Đối với các đơn vị tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển, giao Sở Nội vụ hướng dẫn các đơn vị thống nhất thực hiện theo kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 1076 ngày 7/3/2019 của UBND TP.
Với các đơn vị tuyển dụng bằng hình thức xét tuyển, Sở Nội vụ xây dựng, ban hành kế hoạch xét tuyển viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc UBND các quận, huyện, thị xã để các đơn vị làm căn cứ triển khai các bước theo quy định tại Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Bộ Nội vụ.
UBND TP yêu cầu Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ngành liên quan, các quận, huyện, thị xã triển khai tuyển dụng ngay theo đúng quy định, đảm bảo xong trước 15/11/2019.
UBND TP cũng yêu cầu các quận, huyện, thị xã không được chủ quan, xem nhẹ công tác tuyển dụng, cần tập trung chỉ đạo để bảo đảm kỳ tuyển dụng công khai, minh bạch, đúng quy định. Các đơn vị liên quan phải tập trung hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát để các quận, huyện, thị xã tổ chức kì tuyển dụng đúng quy chế, không để xảy ra sai sót, tiêu cực, phát sinh khiếu nại, tố cáo.
Thông báo này của Văn phòng UBND TP Hà Nội đồng nghĩa với việc các GVHĐ lâu năm tại Hà Nội (người ít cũng 5 năm, nhiều lên đến hơn 20 năm) cũng phải bước vào kì thi tuyển viên chức giáo dục năm 2019 như các em sinh viên mới ra trường mà không có bất cứ ưu tiên nào.
Chỉ biết tặc lưỡi... chấp nhận!
Với các GVHĐ ở Sóc Sơn, thông tin này như "gáo nước lạnh", bởi trước đó, trong phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết, sẽ xét đặc cách cho tất cả GVHĐ nếu đạt 3 điều kiện: Giáo viên có hợp đồng và có đóng bảo hiểm ít nhất 5 năm trở lại đây; có kiểm tra đảm bảo sức khỏe; có năng lực, trình độ phù hợp với vị trí việc làm, tức là giáo viên phải dạy môn mà trường có nhu cầu tuyển dụng.
Đại diện GVHĐ ở Sóc Sơn chia sẻ: Từ ngày 11/9, GVHĐ ở Sóc Sơn đã truyền tai nhau về việc TP quyết định thực hiện tuyển dụng viên chức giáo dục theo đúng Nghị định 161 của Chính phủ. Như vậy, theo quy định thì không GVHĐ nào trên địa bàn TP được xét tuyển đặc cách. Đây là một thiệt thòi rất lớn với GVHĐ đã cống hiến lâu năm trong ngành Giáo dục.
Một GVHĐ ở Sóc Sơn cay đắng: Nếu thực hiện theo đúng tinh thần như trong thông báo của Văn phòng UBND TP, những thầy cô GVHĐ trên 20 năm chắc sẽ rút đơn và không ai dự thi bởi có thi cũng chả đỗ. Cống hiến cả thanh xuân cho ngành Giáo dục, cuối đời cay đắng chấp nhận ra khỏi ngành. Sau thời gian đấu tranh không biết mệt mỏi, đến bây giờ chúng tôi cũng chỉ biết tặc lưỡi... chấp nhận. Đối với những GVHĐ 9 - 10 năm, đa phần mọi người đều phải chấp nhận đi thi nếu không muốn bị bị liệt vào diện... chống đối.
“Nói một cách công bằng, nếu TP rõ ràng ngay từ đầu thì GVHĐ tập trung ôn thi, đằng này gieo hi vọng rồi đến phút cuối lại dội "gáo nước lạnh"” - giáo viên này nói.
Cũng theo giáo viên này, “tất cả GVHĐ ở Sóc Sơn đều không đi ôn thi, vào đầu năm học mới chúng tôi cũng phải dạy 18-20 tiết/tuần, nhiều người trong số đó còn được giao trọng trách ôn thi học sinh giỏi lớp 9, lấy đâu thời gian để ôn tập”.
Năm học mới đã chính thức bắt đầu, tất cả 256 GVHĐ ở Sóc Sơn đều được đến lớp giảng dạy, nhưng liên tiếp những thay đổi trong chính sách tuyển dụng viên chức giáo dục từ huyện tới TP khiến tâm lý của các thầy cô vô cùng bất an, không yên tâm công tác…
Theo Điều 11 Nghị định 161/2018, xét tuyển viên chức được thực hiện theo 2 vòng: Vòng 1, kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển, nếu phù hợp thì người dự tuyển được tham dự vòng 2. Vòng 2, phỏng vấn hoặc thực hành để kiểm tra về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Còn tại Điều 7 Nghị định 161 quy định thi tuyển viên chức. Theo đó ứng viên sẽ theo 2 vòng: Vòng 1, thi trắc nghiệm. Nội dung thi gồm 3 phần (phần I, kiến thức chung; phần II, ngoại ngữ; phần III, Tin học. Vòng 2 thi nghiệp vụ chuyên ngành. |
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý