Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 14/03/2014 - 22:58
(Thanh tra) - “Cùng với hệ thống các cơ sở giáo dục đại học (ĐH) công lập, trong 20 năm qua, các trường ĐH, cao đẳng (CĐ) ngoài công lập đã góp phần mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, đồng thời đóng góp không nhỏ trong việc đào tạo nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao cho các địa phương, vùng, miền, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước”.
Trường ĐH Thăng Long ngày nay có thể xem là cơ sở giáo dục ĐH NCL đầu tiên ở nước ta. Nguồn: Internet
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Bùi Văn Ga đã nói như vậy tại hội nghị tổng kết 20 năm phát triển các trường ĐH, CĐ ngoài công lập (NCL), do Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 14/3 tại Hà Nội.
Số lượng tăng nhanh
Nhìn lại 20 năm thực hiện công tác đào tạo ĐH, CĐ NCL, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho rằng, số lượng các trường ĐH, CĐ NCL đã phát triển nhanh chóng, thực hiện được chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước.
Vào năm 1988, Trung tâm ĐH dân lập Thăng Long, tiền thân của Trường ĐH Thăng Long ngày nay, có thể xem là cơ sở giáo dục ĐH NCL đầu tiên ở nước ta.
Từ đó đến nay, số lượng các trường NCL không ngừng lớn mạnh. Nếu năm 1994, cả nước mới có 5 cơ sở giáo dục ĐH NCL, thì đến năm 2000 đã có 17 trường, năm 2005 có 25 trường, năm 2010 có 82 trường và đến năm 2013 có 90 trường. Các trường NCL hiện nay chiếm khoảng 22,2% tổng số các trường ĐH, CĐ toàn quốc.
Bên cạnh đó, số lượng ngành đào tạo, trình độ đào tạo của các trường ngày càng tăng và phát triển đa dạng, với 522 ngành đào tạo trình độ CĐ, 582 ngành đào tạo trình độ ĐH, 36 ngành/chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, 3 ngành/chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ.
Bên cạnh đó, để bảo đảm chất lượng giảng dạy, đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý của các trường đã không ngừng phát triển. Từ một số ít cán bộ quản lý, giảng viên cơ hữu trong những năm đầu mới thành lập (chủ yếu là đội ngũ giảng viên các trường công lập đã nghỉ hưu), đến năm học 2012 - 2013, các trường ĐH, CĐ NCL đã có 13.796 giảng viên và cán bộ quản lý cơ hữu, tăng gần gấp 3 lần so với 10 năm trước đây.
Nhiều trường đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy hiện đại, chú trọng đầu tư chương trình, tăng cường hợp tác quốc tế để triển khai hiệu quả nhiều chương trình đào tạo tiên tiến…
Đánh giá về sự phát triển của hệ thống các trường NCL, Thứ trưởng Bùi Văn Ga nói: “20 năm là một chặng đường chưa dài, nhưng đủ để nhận thấy sự lớn mạnh không ngừng, trên nhiều phương diện của khối giáo dục ĐH NCL, đã khẳng định được vị trí ngày càng quan trọng, không thể thiếu trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Nhiều cơ sở giáo dục ĐH NCL đã khẳng định được “thương hiệu”, uy tín đối với xã hội, như Trường ĐH Thăng Long, Trường ĐH Phương Đông, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Trường ĐH FPT…
Chất lượng chưa tương xứng
Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển nhanh về số lượng thì chất lượng của các trường CĐ, ĐH NCL còn nhiều vấn đề cần bàn tới.
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, số lượng trường NCL tăng nhanh, nhưng chất lượng chưa tương xứng. Các trường mới quan tâm phát triển đào tạo mà chưa đầu tư đồng bộ cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Mô hình quản lý, quản trị ĐH chưa rõ ràng, minh bạch. Một số trường còn để xảy ra mâu thuẫn nội bộ kéo dài, ảnh hưởng đến môi trường sư phạm, hình ảnh, uy tín của khối trường NCL và đặc biệt ảnh hưởng tới việc chọn trường của người học.
Bên cạnh đó, nhiều trường không thực hiện đúng các quy định về tuyển sinh và đào tạo như: Tuyển sinh vượt chỉ tiêu, sai đối tượng; tuyển sinh và thực hiện đào tạo liên thông, liên kết sai quy định...
Hiện nay, còn 15 trường ĐH, CĐ NCL chưa tiến hành xây dựng trường tại địa điểm đã đăng ký. Một số trường tuy có đất, nhưng chỉ đủ vốn đầu tư xây dựng và mua sắm thiết bị nên dạy học cầm chừng, không thực hiện theo đúng lộ trình xây dựng đã xác định trong đề án thành lập trường.
“Những hạn chế trên chính là rào cản để các trường ĐH, CĐ NCL không thu hút được học sinh. Thậm chí, hiện nay nhiều trường còn rơi vào cảnh “sống dở, chết dở” vì không tuyển được sinh viên”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà