Theo dõi Báo Thanh tra trên
Lê Phương
Thứ ba, 08/10/2024 - 22:29
(Thanh tra) - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Kim Sơn đã nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Tổng kết công tác pháp chế ngành Giáo dục năm học 2023 - 2024, diễn ra chiều ngày 8/10, tại Hà Nội.
Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn lưu ý nhiều "không" trong công tác thể chế, trong đó là không được phép coi nhẹ; phát huy cao độ tham mưu của bộ phận pháp chế để không làm gì trái luật và trái với các quy định; không để chậm trễ trong ban hành, thay thế, hoàn thiện, bổ sung. Ảnh: LP
Vụ trưởng Vụ Pháp chế Mai Thị Anh cho biết, trong giai đoạn từ tháng 9/2023 đến ngày 30/8/2024, Bộ GDĐT đã ban hành và trình ban hành được 53 văn bản (bằng số lượng văn bản so với cùng thời gian trong năm học 2022 - 2023).
Bên cạnh đó, tập trung nguồn lực để xây dựng các văn bản có tác động lớn đến toàn ngành Giáo dục, như: Dự án Luật Nhà giáo; Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2022 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045; Dự thảo Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam; các dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục mầm non và về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 3 đến 5 tuổi tại một số tỉnh, thành phố…
Năm học 2023 - 2024, các sở GDĐT tiếp tục tập trung vào việc nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục tại địa phương; nỗ lực nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác pháp chế theo hướng kiện toàn và phát huy vai trò của tổ chức pháp chế.
Theo báo cáo về Bộ GDĐT, 63/63 sở GDĐT có bộ phận pháp chế, cơ bản hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP của Chính phủ (được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 56/2024/NĐ-CP). Tổ chức pháp chế của các cơ sở giáo dục đại học cũng đã phát huy tốt vai trò chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan tư vấn, tham mưu những vấn đề pháp lý quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
Tính đến tháng 8/2024, có 171/174 cơ sở giáo dục đại học công lập (không tính cơ sở giáo dục đại học thuộc quân đội, công an), 58/60 cơ sở giáo dục đại học tư thục đã thành lập Hội đồng trường. 242/242 cơ sở giáo dục đại học thành lập phòng hoặc bố trí cán bộ làm công tác pháp chế.
Về phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác pháp chế năm học 2024 - 2025, bà Anh cho biết, Bộ GDĐT sẽ tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của tổ chức pháp chế hiện có; xác định rõ việc thành lập mới (hoặc chưa thành lập mới) ở những nơi chưa có tổ chức pháp chế nhưng đã đủ điều kiện theo quy định; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể và biện pháp, giải pháp về chế độ, điều kiện đảm bảo cho hoạt động của các tổ chức pháp chế/cán bộ làm công tác pháp chế tại các sở GDĐT, các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm.
Tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật; đẩy mạnh hoạt động theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật về giáo dục để kiến nghị các biện pháp xử lý phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật.
Tại hội nghị, các ý kiến tập trung thảo luận, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, đánh giá những việc đã làm được và chưa làm được; phân tích nguyên nhân hạn chế, bất cập; hiến kế để thiết kế được khung pháp lý, cơ chế chính sách bảo đảm đồng bộ, thúc đẩy sự phát triển của ngành; phát hiện vấn đề mới phát sinh để đề ra giải pháp tháo gỡ, khắc phục. Trên cơ sở đó, cùng đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm cho năm học 2024 - 2025, thực hiện ngày càng tốt hơn công tác pháp chế của ngành Giáo dục.
Theo Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Văn Phúc, Bộ GDĐT đã hoàn thành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, thực hiện tốt công tác kiểm tra, rà soát, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật… góp phần tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho việc triển khai các chính sách, chương trình của Bộ.
Ngày 18/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 56/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.
Đây cũng là điều kiện thuận lợi để cán bộ pháp chế tiếp tục phát huy hơn nữa năng lực của mình, giúp hoàn thiện thể chế ngành Giáo dục, đưa các văn bản quy phạm pháp luật đi vào đời sống và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý Nhà nước ngành Giáo dục.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng chia sẻ một số khó khăn, thách thức công tác pháp chế cũng đã và đang phải đối mặt. Trong đó có hạn chế về biên chế, nguồn lực hoạt động; trong khi đó khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng, đời sống và nhu cầu xã hội biến động liên tục.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc khẳng định, công tác pháp chế trong ngành Giáo dục được lãnh đạo Bộ GDĐT hết sức quan tâm, được xác định là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu để góp phần hoàn thiện, xây dựng thể chế cho toàn ngành.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh vai trò ngày càng quan trọng của công tác pháp chế. Đồng thời, nhắc đến 4 trụ cột quan trọng trong quá trình đổi mới, đó là con người - lực lượng nhà giáo; thể chế; hạ tầng, cơ sở vật chất và chuyển đổi số. Trong đó, con người, cơ sở vật chất, chuyển đổi số đều xoay quanh vấn đề thể chế. Nếu thể chế không thông thoáng, không mở đường, không chặt chẽ đủ để quản lý thì cũng không phát triển được 3 vấn đề còn lại; thể chế yếu kém sẽ không giải phóng được nguồn lực và các yếu tố khác.
“Một trường đại học nếu xây dựng được quy chế nội bộ thật tốt, sẽ giải phóng được nguồn lực, sự sáng tạo, năng lượng từ bên trong được tốt nhất; sẽ phát huy, định hướng được tốt nhất và có cơ hội phát triển bền vững nhất”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.
Ghi nhận kết quả đạt được trong năm học 2023 - 2024, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn lưu ý một số vấn đề nhằm thực hiện tốt hơn công tác pháp chế, trong đó nhấn mạnh một số cái “không”, đó là không được phép coi nhẹ mảng công tác này; phát huy cao độ tham mưu của bộ phận pháp chế để không làm gì trái luật và trái với các quy định; không để chậm trễ trong ban hành, thay thế, hoàn thiện, bổ sung hệ thống các văn bản quy định nội bộ khi các chính sách đã thay đổi, điều chỉnh; không làm qua loa, làm ứng phó; không nên “thi thoảng giật mình” mà cần thường xuyên rà soát; không bao giờ được đổ lỗi cho việc không biết, không hiểu; không bỏ sót cái cần ban hành; không góp ý các văn bản quy phạm pháp luật một cách qua loa, tắc trách.
Nói về công tác giáo dục pháp luật, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn lưu ý quan tâm đến giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật cho học sinh, sinh viên và nhắc đến tinh thần tuân thủ pháp luật như một phẩm chất vô cùng quan trọng, bên cạnh 5 phẩm chất chủ yếu được đưa ra trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà