Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Học sinh "loay hoay" lựa chọn tổ hợp môn thi tốt nghiệp THPT 2025

Lê Phương

Thứ năm, 28/11/2024 - 22:28

(Thanh tra) - Năm 2025, lứa học sinh học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 sẽ thi tốt nghiệp THPT. Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phê duyệt phương án tổ chức, nhiều trường đại học cũng công bố đề án tuyển sinh. Tuy vậy, dù sắp hết học kỳ 1 của năm học, nhưng nhiều học sinh vẫn đang "loay hoay" trong việc chọn lựa tổ hợp để ôn luyện.

Theo phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT được Bộ GDĐT phê duyệt, thí sinh thi bắt buộc 2 môn, gồm: Ngữ văn, Toán và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12. Ảnh: LP

Thí sinh bắt buộc thi 2 môn chính và 2 môn tự chọn

Theo phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT được Bộ GDĐT phê duyệt, thí sinh thi bắt buộc 2 môn, gồm: Ngữ văn, Toán và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12, gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.

Trong đó, môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm.

Kỳ thi được tổ chức trên toàn quốc theo cách thức chung đề, chung đợt thi, cùng thời gian theo quy định của Bộ GDĐT.

Về phương thức xét công nhận tốt nghiệp, Bộ GDĐT quy định kết hợp giữa kết quả đánh giá quá trình và kết quả thi tốt nghiệp theo tỷ lệ phù hợp với lộ trình triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Bộ GDĐT có trách nhiệm chỉ đạo chung, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kế hoạch tổ chức kỳ thi; hướng dẫn, tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát kỳ thi. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi tại địa phương.

Phương án thi này được thực hiện từ năm 2025. Trong giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2030, kỳ thi giữ ổn định phương thức thi trên giấy.

Phương thức xét tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học trong cả nước đã công bố phương thức xét tuyển. Theo đề án tuyển sinh năm 2025 của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, kỳ tuyển sinh năm 2025, nhà trường giữ ổn định 3 phương thức xét tuyển: Xét tuyển thẳng, xét tuyển kết hợp và xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Trong đó, phương thức xét tuyển kết hợp của trường gồm 3 đối tượng (nhóm 1 là thí sinh có chứng chỉ đánh giá năng lực quốc tế SAT/ACT; nhóm 2 là thí sinh xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh; điểm thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội; nhóm 3 là thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 của môn Toán và 1 môn khác không phải tiếng Anh).

Năm 2025, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chỉ dành 15% chỉ tiêu xét tuyển cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, giảm 3% so với năm 2024. Trong khi đó, phương thức xét tuyển kết hợp tăng 3% chỉ tiêu so với năm 2024 và với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, trường chỉ sử dụng 4 tổ hợp xét tuyển là A00, A01, D01 và D07 thay vì 9 tổ hợp như năm 2024.

Liên quan đến công tác xét tuyển đại học năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng giảm chỉ tiêu xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT, từ 50% (năm 2024) xuống còn dự kiến 40% để tăng chỉ tiêu cho các phương thức khác. Trường vẫn giữ ổn định 3 phương thức xét tuyển là xét tuyển tài năng; xét tuyển bằng điểm thi đánh giá tư duy do đại học này tổ chức và xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT. Rất có thể nhà trường sẽ bổ sung một số tổ hợp xét tuyển để tuyển sinh thay vì chủ yếu dùng 2 tổ hợp A00 và A01 như hiện nay. Bởi nhà trường dự đoán, số lượng thí sinh lựa chọn 2 tổ hợp này năm 2025 giảm hoặc không cao.

Học sinh loay hoay tìm lối đi cho riêng mình

Là lứa học sinh đầu tiên học theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở cấp THPT và sẽ tham gia kỳ thi tốt nghiệp vào năm 2025, em Nguyễn Trung Kiên, học sinh lớp 12, Trường THPT Hoài Đức (Hà Nội) đang tập trung học, ôn tập theo định hướng đề thi tham khảo mà Bộ GDĐT đã công bố. Kiên cho biết, theo chương trình mới, ngoài những môn học bắt buộc, em  được chọn tổ hợp môn học lựa chọn ngay khi vào lớp 10 và em không thay đổi môn học lựa chọn trong cả 3 năm học bậc phổ thông. Thế nhưng sau 3 năm, việc chọn tổ hợp môn học lựa chọn lại trở thành bất lợi với Kiên khi em phải chọn ngành nghề trong tương lai.

Em Nguyễn Hoàng Linh, học sinh lớp 12, Trường THPT Lê Văn Hưu (Thanh Hóa) cho biết, em cảm thấy lo lắng với việc lựa chọn tổ hợp môn thi tốt nghiệp THPT. 

“Với các bạn đã xác định được tổ hợp xét tuyển, các bạn ấy có thể tập trung ôn tập. Nhưng những bạn chưa chốt được ngành, trường đại học mong muốn thì sẽ rất khó. Do đó, hiện tại, em đang cố gắng học đều các môn ở mức tốt để có cho mình nhiều cơ hội khi lựa chọn môn thi", Hoàng Linh cho biết.

Em Lê Thu Hương, học sinh lớp 12, Trường THPT Đông Sơn (Thanh Hóa) đã xác định sẽ xét tuyển khối A1 (Toán, Lý, Anh). Thời điểm này, em đang tập trung ôn tập. Bản thân chuẩn bị khá kĩ cho các phương thức xét tuyển sớm, bao gồm cả xét học bạ, xét tuyển chứng chỉ ngoại ngữ và xét bằng điểm thi đánh giá năng lực. Tuy nhiên, mới đây, Bộ GDĐT yêu cầu các trường dành nhiều hơn chỉ tiêu cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT cũng khiến em lo lắng, phải suy nghĩ lại, tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp nhiều hơn.

Còn theo em Nguyễn Hồng Khang (Đống Đa, Hà Nội), em đang tập trung ôn luyện nhiều kỳ thi cùng lúc để tăng cơ hội trúng tuyển vào ngành Sư phạm tiếng Anh của Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội). Theo dõi đề án tuyển sinh của trường các năm trước, Hồng Khang nhận thấy, với phương thức xét tuyển sớm, học sinh trường chuyên sẽ có lợi thế hơn em khi được thêm điểm cộng. Còn nếu xét tuyển kết hợp bằng chứng chỉ ngoại ngữ, thí sinh cần có IELTS 8.0 mới chắc suất trúng tuyển.

"Điều này gần như là không thể với em. Còn với phương thức xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực và thi tốt nghiệp THPT, điểm chuẩn các năm trước đều rất cao. Hiện tại em đang tập trung ôn thi IELTS nên chưa tập trung hết sức cho ôn thi tốt nghiệp được. Em rất lo lắng, sợ rằng về sau em bị hổng nhiều kiến thức quan trọng", Hồng Khang chia sẻ.

Là giáo viên dạy lớp 12, cô Nguyễn Thị Thu Huyền cho rằng, đến thời điểm này, cả cô và trò đều lúng túng trong việc lựa chọn thêm 2 môn tự chọn. Ngoài phù hợp với năng lực, sở thích, còn phải gắn liền với định hướng nghề nghiệp của các em để tăng hiệu quả trong xét tuyển sinh đại học.

Cô Huyền cho biết, không ít học sinh có định hướng thi vào các ngành khối kỹ thuật hoặc y học và đã lựa chọn nhóm môn Vật lý, Hóa học, Sinh học để đăng ký theo học từ lớp 10. Thế nhưng, với phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025, nhóm này chỉ có thể chọn 1 trong 2 nhóm môn Vật lý, Hóa học hoặc Hóa học, Sinh học để đăng ký dự thi.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Học sinh "loay hoay" lựa chọn tổ hợp môn thi tốt nghiệp THPT 2025

Học sinh "loay hoay" lựa chọn tổ hợp môn thi tốt nghiệp THPT 2025

(Thanh tra) - Năm 2025, lứa học sinh học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 sẽ thi tốt nghiệp THPT. Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phê duyệt phương án tổ chức, nhiều trường đại học cũng công bố đề án tuyển sinh. Tuy vậy, dù sắp hết học kỳ 1 của năm học, nhưng nhiều học sinh vẫn đang "loay hoay" trong việc chọn lựa tổ hợp để ôn luyện.

Lê Phương

22:28 28/11/2024
Cân nhắc cho học sinh nghỉ học, đặc biệt ở các khu vực dễ bị ảnh hưởng của mưa lũ

Cân nhắc cho học sinh nghỉ học, đặc biệt ở các khu vực dễ bị ảnh hưởng của mưa lũ

(Thanh tra) - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công điện gửi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên về việc chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.

Phương Hiếu

14:21 28/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm