Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 14/05/2019 - 06:35
(Thanh tra)- Kỳ thi THPT Quốc gia 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thực hiện nhiều điều chỉnh để tránh đi vào “vết xe đổ” đã xảy ra trong năm 2018. Một trong những thay đổi đáng chú ý là gắn trách nhiệm cụ thể cho mỗi cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra.
Kỳ thi THPT Quốc gia 2019, TS dự thi giảm, nhưng chỉ tiêu vào ĐH, cao đẳng tăng cao. Ảnh: HH
Thí sinh dự thi giảm, chỉ tiêu vào ĐH tăng
Theo thống kê vừa được Bộ GD&ĐT công bố, năm nay cả nước có 887.173 thí sinh (TS) đăng ký dự thi, so với năm 2018 con số này giảm 4,19%. Trong đó, số TS đăng ký xét tuyển ĐH là 653.278 em (giảm 5,14%).
Điều ngạc nhiên là, số TS giảm, nhưng chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đại học (ĐH), cao đẳng, trung cấp lại tăng cao từ 455.174 lên 489.637 (tăng 7,57%), trong đó, chỉ tiêu ĐH tăng 5,83%.
Năm nay, nhiều trường cho biết, ngoài xét tuyển bằng điểm thi THPT Quốc gia, sẽ bổ sung xét tuyển bằng phương thức khác (học bạ…), nâng tổng chỉ tiêu xét tuyển theo phương thức này là 147.797 (tăng 33,37%). Điều này, tạo ra “cánh cửa” rộng cho TS vào ĐH.
Đáng lưu ý, chỉ tiêu vào các trường sư phạm tăng mạnh với 46.285 chỉ tiêu (tăng hơn 30%). Các trường sư phạm cũng dành tới 16.568 chỉ tiêu xét tuyển bằng phương thức khác (học bạ...), so với năm 2018, con số này tăng gần 48%.
Mặc dù chỉ tiêu của các trường sư phạm tăng, nhưng tổng số nguyện vọng mà TS đăng ký lại giảm (gần 8%). Trong đó, tổng TS đăng ký nguyện vọng 1 vào sư phạm giảm hơn 7,62% so với năm ngoái.
Tại sao TS dự thi giảm, nhưng chỉ tiêu tuyển sinh của các trường lại tăng? Trả lời câu hỏi này, bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH lý giải, năm nay có hơn 120 trường được kiểm định chất lượng, nên chỉ tiêu được giao nâng lên.
Ngoài ra, Bộ GD&ĐT bắt đầu xem xét tính bù chỉ tiêu cho các trường làm tốt việc sàng lọc sinh viên trong quá trình đào tạo. Những trường có quá trình đào tạo nghiêm túc, siết chặt "đầu ra" thấp hơn "đầu vào" sẽ được xem xét tính bù chỉ tiêu tuyển mới.
Các trường ĐH "hot" như Kinh tế Quốc dân, Bách khoa Hà Nội, Ngoại thương, Y Hà Nội... vẫn có số lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển cao, từ 15.000-30.000; các trường ĐH vùng hay các trường tư thục, tỉ lệ đăng ký nguyện vọng giảm nhiều so với năm 2018, chỉ có khoảng 50%-60% TS đăng ký.
Tăng cường cán bộ thanh tra đến từ các trường ĐH, cao đẳng
Trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018, đã xảy ra những vụ gian lận điểm thi gây rúng động xã hội. Để hạn chế tiêu cực xảy ra, Bộ GD&ĐT đã có những điều chỉnh về tổ chức và kỹ thuật trong tất cả các khâu.
Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng cho biết, Bộ sẽ quy định chặt chẽ về sắp xếp phòng thi, các TS tự do, TS là học viên giáo dục thường xuyên phải thi chung điểm thi với TS là học sinh lớp 12 THPT.
Các điểm thi phải thực hiện nghiêm túc việc bốc thăm phân công cán bộ coi thi đảm bảo khách quan; phân công cán bộ giám sát phòng thi theo quy định mỗi cán bộ giám sát không quá 7 phòng thi; thống nhất quy trình, quy cách niêm phong túi đựng bài thi.
Khu vực lưu trữ đề thi, bài thi gắn camera an ninh giám sát và lực lượng công an trực 24/24 giờ. Thêm vào đó, các phó trưởng điểm hoặc thư ký là cán bộ, giảng viên của ĐH, cao đẳng cũng phải trực đêm tại phòng lưu trữ đề thi, bài thi.
Đáng lưu ý, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát sẽ được tăng cường theo hướng người làm công tác này phải hiểu rõ quy chế, quy trình, gắn với trách nhiệm cụ thể; tăng cường sự tham gia của cán bộ am hiểu, có nghiệp vụ về công tác thanh tra, có tinh thần trách nhiệm đến từ các trường ĐH, cao đẳng.
Thời gian tới, Bộ GD&ĐT cho biết, sẽ thành lập các đoàn kiểm tra thi và tuyển sinh của Ban Chỉ đạo thi THPT Quốc gia 2019 để kiểm tra công tác chuẩn bị kỳ thi tại các địa phương, đơn vị. Đồng thời, thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra theo tiến độ trước, trong và sau kỳ thi.
Trước nghi ngại về việc giao cho các Sở GD&ĐT chấm thi môn Ngữ Văn có thể phát sinh gian lận điểm thi tại một số địa phương như đã diễn ra trong năm 2018, đại diện Bộ GD&ĐT cho biết, Bộ sẽ thực hiện chấm kiểm tra tối thiểu 5% số bài thi, trong đó các bài đạt điểm cao phải được chọn để chấm kiểm tra…
Ngoài ra, căn cứ kết quả phân tích dữ liệu thống kê kết quả thi của các địa phương, trong trường hợp cần thiết, Bộ sẽ chấm thẩm định các bài thi.
Năm 2019, trung bình mỗi TS đăng ký 3,94 nguyện vọng xét tuyển ĐH. Cá biệt, có 1 TS ở Hà Nội đăng ký tới 50 nguyện vọng. Ngoài các tổ hợp truyền thống A1, D1, C, B, có gần 10% TS đăng ký các tổ hợp đăng ký xét tuyển mới. |
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Chính Bình
Nam Dũng
Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng