Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chương trình, sách giáo khoa mới: Trò sẽ học gì?

Thứ ba, 30/09/2014 - 10:15

(Thanh tra) - Tờ trình của Chính phủ về Đề án Đổi mới Chương trình, sách giáo khoa (SGK) phổ thông sau năm 2015 nêu rõ, từ năm học 2018 - 2019 sẽ triển khai áp dụng đại trà chương trình mới. Với một chương trình nhiều bộ SGK, dư luận xã hội rất quan tâm các trò sẽ học những nội dung gì?

Chương trình, sách giáo khoa mới - trò sẽ học gì? Ảnh: Hải Hà

Nhiều thay đổi
Theo Dự thảo Đề án Đổi mới Chương trình, SGK do Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) soạn thảo thì sẽ có sự sắp xếp lại hệ thống các môn học ở bậc phổ thông. Các lĩnh vực giáo dục của Chương trình Giáo dục phổ thông bao gồm: Ngôn ngữ (Tiếng Việt, Ngoại ngữ, tiếng mẹ đẻ/tiếng dân tộc (nếu có)); Toán học; Đạo đức - Công dân; Thể chất; Nghệ thuật; Khoa học tự nhiên; Khoa học Xã hội Nhân văn và Công nghệ.

Hệ thống môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm sáng tạo có sự thay đổi lớn so với Chương trình, SGK hiện hành. 

Cấp tiểu học: Học sinh học các môn bắt buộc là Tiếng Việt; Toán; Giáo dục lối sống; Thể thao; Cuộc sống quanh ta; Tìm hiểu xã hội và Tìm hiểu tự nhiên. Từ lớp 3, bắt buộc học Ngoại Ngữ 1.

Ngoài ra, học sinh phải học các môn tự chọn bắt buộc theo các chuyên đề học tập: Thể thao; Âm nhạc - Mỹ thuật; Máy tính - Kỹ thuật; Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Cấp trung học cơ sở: Các môn bắt buộc là Ngữ văn; Ngoại Ngữ 1; Toán; Giáo dục công dân; Thể dục; Khoa học Xã hội; Khoa học Tự nhiên.

Thể thao; Âm nhạc - Mỹ thuật; Tin học Ứng dụng Công nghệ; Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là các môn tự chọn bắt buộc theo các chuyên đề.

Cấp trung học phổ thông:
Học sinh phải học các môn Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Công dân với Tổ quốc; Thể dục. Các môn học tự chọn bắt buộc là Thể thao; Hoạt động trải nghiệm sáng tạo; Chuyên đề học tập.

Điểm khác biệt lớn so với bậc trung học phổ thông hiện hành là thay vì học các môn theo khối A, B, C, D, D1 các em được chọn theo các nhóm môn: Âm nhạc - Mỹ thuật; Khoa học Xã hội (Lịch sử, Địa lý); Khoa học Tự nhiên (Vật Lý, Hóa Học, Sinh học); Công nghệ (Tin học, Công nghệ).

Lưu ý đến "dạy người" "Tán thành phải đổi mới Chương trình, SGK, nhưng nên quan tâm đến các vấn đề từ thực tiễn, nhất là việc dạy dỗ đạo đức cho học sinh. Thực tế, tôi thấy, cấp 1 học sinh găp người lớn còn chào hỏi, nhưng càng lên cao càng ít chào hỏi, đó là một biểu hiện nhỏ nhưng rất đáng suy nghĩ. Tất cả đều bắt nguồn từ sản phẩm giáo dục cả, vì vậy rất cần lưu ý việc dạy người trong giáo dục phổ thông mới",ông K'So Phước, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội.

Đại diện lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm sáng tạo được cấu trúc như vậy nhằm tạo thành một hệ thống chỉnh thể thống nhất từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông. Nội dung học tập bắt buộc tạo nên nền tảng học vấn phổ thông, không thể thiếu đối với mỗi học sinh. Nội dung học tập tự chọn đáp ứng nhu cầu, sở thích và khả năng riêng của các đối tượng học tập khác nhau.


Cân nhắc triển khai đại trà

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận, lộ trình thực hiện Chương trình, SGK mới sẽ chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (từ 1/2015 - 6/2017) sẽ chuẩn bị các điều kiện để xây dựng; giai đoạn 2 (từ 7/2017 - 6/2018) sẽ xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện, bổ sung chế độ, chính sách liên quan và bán đấu giá bản quyền bộ SGK do Bộ GD&ĐT thực hiện; giai đoạn 3 (từ 7/2018 - 12/2021) sẽ triển khai áp dụng chương trình mới, bắt đầu từ năm học 2018 - 2019.

Cho ý kiến về lộ trình triển khai thực hiện đổi mới Chương trình, SGK phổ thông, GS.VS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết, Ủy ban nhất trí về cơ bản các bước tiến hành nêu trong lộ trình thực hiện như Tờ trình của Chính phủ. Tuy nhiên, GS Thi đề nghị cần cân nhắc dành thời gian thích đáng cho việc thực nghiệm chương trình mới. Cần tổ chức đánh giá tình trạng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất, các trang thiết bị giáo dục để xác định kế hoạch triển khai đổi mới Chương trình, SGK mới cụ thể cho từng cơ sở giáo dục.

Ngoài ra, theo GS Thi, việc triển khai đại trà Chương trình, SGK mới cũng cần cân nhắc hợp lý. Đối với cấp tiểu học có thể thực hiện đồng thời ở tất cả các lớp, nhưng cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông thì cần theo hình thức cuốn chiếu ở mỗi cấp học.

Chung quan điểm, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết: Nhất trí lộ trình thực hiện của Đề án, nhưng cần thận trọng, có thực nghiệm và quan tâm đến học sinh vùng khó khăn. Năm học 2018 - 2019, bậc tiểu học có thể áp dụng đại trà, nhưng đối với trung học cơ sở, trung học phổ thông cần thận trọng hơn. 


Bên cạnh đó, cần chú ý các giải pháp nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên để bảo đảm dạy Chương trình SGK mới.

 

Hải Hà



Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học

Sơn La tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học

(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.

Trần Kiên

12:26 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm