Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chấm dứt ngay việc dạy chữ cho trẻ trước khi vào lớp 1

Thứ hai, 07/08/2017 - 16:06

Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại Hội nghị tổng kết năm học 2016-2017, triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018 bậc Tiểu học được tổ chức mới đây tại TP.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Học sinh tiểu học ở Hà Nội thường học bán trú 2 buổi/ngày. Ảnh: HẢI NGUYỄN

Chấm dứt dạy chữ trước khi vào lớp 1

Những ngày qua, dư luận có ý kiến trái chiều về việc dạy chữ cho trẻ trước khi vào lớp 1. Nhiều phụ huynh chia sẻ, nếu không cho con đi học trước thì không yên tâm khi xung quanh, nhà nhà cho con đi học.

Trong khi đó, các chuyên gia giáo dục lại khuyên không nên, bởi học trước kiến thức khiến bé có cảm giác chán học, giống như chán ăn nếu phải ăn lại, từ đó lười suy nghĩ.

Mới đây, tại Hội nghị tổng kết năm học 2016-2017, triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018 bậc Tiểu học, Bộ trưởng GDĐT Phùng Xuân Nhạ đã nêu quan điểm về vấn đề này. Bộ trưởng yêu cầu các địa phương phải chỉ đạo chấm dứt ngay việc dạy chữ cho trẻ trước khi vào lớp 1.

Hiện nay, Bộ đã có văn bản chỉ đạo, theo đó chỉ được dạy, chuẩn bị cho trẻ trước khi bước vào lớp 1 những kỹ năng làm quen với chữ cái và các hoạt động vận động, làm quen với môi trường học lớp 1. Phòng giáo dục cần chủ động, tích cực tham mưu cho chính quyền địa phương có biện pháp quản lý, kiên quyết không để xảy ra tình trạng dạy chữ trước lớp 1 cho trẻ mầm non.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng chỉ đạo việc dạy thêm, học thêm cũng phải được kiểm soát chặt chẽ, tránh xảy ra tình trạng dạy thêm các kiến thức nâng cao hoặc biến tướng buổi thứ hai thành buổi học thêm trong các trường học 2 buổi/ngày.

Giám đốc Sở GDĐT phải chịu trách nhiệm nếu còn bệnh thành tích

Về hiệu quả của Thông tư 22 đánh giá học sinh tiểu học (thay thế Thông tư 30), Bộ trưởng khẳng định: Công tác đánh giá học sinh Tiểu học theo Thông tư 22 đã có nhiều tiến bộ, tuy nhiên nhiều nơi còn tình trạng khen tràn lan, khen không phù hợp.

Năm học tới, Vụ Giáo dục Tiểu học tiếp tục tổ chức tập huấn cho các giáo viên thực hiện tốt đánh giá học sinh theo theo Thông tư 22 và đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin để giảm tải cho giáo viên trong đánh giá học sinh.

Bộ trưởng nhấn mạnh: “Ở đâu còn bệnh thành tích, khen thưởng tràn lan, khen thưởng không phù hợp, ảnh hưởng tới tinh thần nhân văn trong đánh giá học sinh Tiểu học, Giám đốc Sở GDĐT ở đó phải chịu trách nhiệm”.

Ngoài ra, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng yêu cầu giáo dục tiểu học cần tập trung quy hoạch trường lớp và nâng cao chất lượng giáo viên. Nếu so với bộ chuẩn giáo viên mới Bộ GDĐT đang xây dựng, nhiều giáo viên hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu.

Bộ trưởng đưa ra ví dụ từ mô hình trường học mới VNEN, vì chưa có sự chuẩn bị tốt về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, dẫn tới việc triển khai chưa đạt yêu cầu.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các sở GDĐT phải rà soát lại, nếu trường nào chưa đủ điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất thì dừng triển khai.

Theo Bích Hà/LĐO

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình có "né" trả lời báo chí?

Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình có "né" trả lời báo chí?

(Thanh tra) - Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP Ninh Bình, bị phê bình nhiều lần và trong năm học 2024 - 2025 đã có nhiều dư luận về chuyên môn cũng như tổ chức dạy học, thu chi, nhưng không biết có được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Ninh Bình đưa vào quyết định đã ban hành để kiểm tra hay không?

Nam Dũng

20:00 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm