Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 09/05/2014 - 09:52
(Thanh tra) - Chưa thích nghi với môi trường mới, thay đổi sinh hoạt, sợ cô giáo quát nạt, nhà không có điều kiện… đó là 1 trong rất nhiều những lý do khiến trẻ sợ đến trường. Vậy làm thế nào để trẻ "mê" đến trường? Các cô giáo mầm non được tuyên dương trong liên hoan giáo viên dạy giỏi cấp học mầm non toàn quốc năm 2014 sẽ cùng chia sẻ kinh nghiệm này.
Các bé sẽ có những trải nghiệm thú vị khi tập làm "nông dân". Ảnh: Hải Hà
Dạy trẻ mầm non phải yêu trẻ bằng cả tấm lòng, dành tình yêu cho tất cả các bé một cách công bằng. Tôi luôn suy nghĩ khi cô yêu các bé, thì các bé sẽ yêu lại cô, chính sự tác động giữa cô và trò đã giúp tôi cảm hóa được các bé.
Ngoài ra, tôi luôn chú ý quan sát các bé để có phương pháp phù hợp với tâm, sinh lý từng bé. Nhiều bé khi bước vào lớp rất nghịch, nhưng nhờ quan sát các bé mỗi ngày tôi đã dần thu phục được các bé. Phương pháp mà tôi áp dụng rất hiệu quả là mỗi tuần cho 1 bé ngoan được làm lớp trưởng, khi đã làm lớp trưởng các bé sẽ nêu gương. Với cách làm này, nhiều bé nghịch đã trở thành bé ngoan.
Ở mỗi buổi học, tôi luôn tổ chức các hoạt động vui chơi cho các bé dưới dạng học mà chơi, chơi mà học. Khi tổ chức các trò chơi, tôi luôn hợp tác, lăn lộn, sáng tạo, tìm tòi, khám phá cùng các bé. Khuyến khích các bé làm các sản phẩm đơn giản như nặn đồ vật và sau đó sử dụng sản phẩm do các bé làm ra, khiến các bé rất hứng thú.
Cứ như vậy, mỗi ngày đến lớp với tôi và các bé đều là mỗi ngày vui. “Nghề giáo viên mần non sẽ theo tôi suốt cuộc đời”, cô Nga khẳng định.
Cô Lê Thị Kim Dung, Hà Nội: Thiết kế môi trường lớp học xanh, sạch, đẹp, an toàn
Hiện nay, Hà Nội có hơn 900 trường mầm non, số trẻ trong mỗi lớp rất đông. Làm thế nào để thiết kế được 1 môi trường lớp học xanh, sạch, đẹp, an toàn là câu hỏi của bất kỳ cô giáo mầm non nào.
Để làm được điều đó, tôi đã nghiên cứu kỹ chương trình giáo dục mầm non, căn cứ vào mục tiêu, nội dung giáo dục theo từng chủ đề để thiết kế môi trường giáo dục phù hợp với tâm sinh lý và khả năng của trẻ, để kích thích hứng thú và sự tham gia của trẻ.
Tôi luôn cố gắng tạo ra không gian lớp học an toàn, phân bố góc chơi hợp lý để trẻ thuận tiện trong quá trình hoạt động. Sắp xếp nguyên liệu, đồ dùng các góc chơi theo từng chủ đề, chủ điểm cho trẻ dễ nhìn, dễ lấy.
Tôi đặc biệt lưu ý tạo môi trường lớp học có nhiều góc mở, sử dụng nhiều mảng tường trống, mặt sau giá đồ chơi để trẻ khám phá.
Để thiết kế được môi trường này tôi động viên, khuyến khích trẻ cùng tham gia làm nhiều sản phẩm, với nguyên liệu, đồ dùng khác nhau. Tôi sử dụng đồ trẻ làm ra để trang trí lớp học. Thực tế trẻ rất thích thú môi trường học tập do tự tay mình làm ra.
Cô Thùy Mỵ, Hậu Giang: Tận dụng nguyên liệu có sẵn làm đồ chơi
Là một tỉnh vùng sông nước, khi đến lớp tôi luôn dạy các em cách đảm bảo an toàn khi tham gia xuồng, tàu, ghe…
Khi dạy tôi giới thiệu thêm hoạt động văn hóa vùng sông nước như chợ nổi… gắn với đời sống hàng ngày nên các em rất hứng thú. Để làm phong phú đồ dùng dạy học, tôi tận dụng nguyên liệu sẵn có của địa phương như tre, trúc, gáo dừa, hạt bo bo… làm đồ chơi cho trẻ. Ngoài ra, tôi luôn phối hợp với phụ huynh để tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của các em.
Cô Hồng Ngân, Lào Cai: "3 cùng" với bà con
Là người miền xuôi chưa từng nhìn thấy đồng bào dân tộc, vì tò mò của tuổi trẻ sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo Trung ương, tôi xung phong lên dạy ở thôn Xéo Mí Tị, xã Tả Văn, Sa Pa. Lần đầu tiên đến nhà gọi các cháu đi học phụ huynh không cho đi, tôi không thể vận động vì không biết tiếng. Thêm vào đó, cơ sở vật chất ở đây rất tuềnh toàng, khu nhà ở giáo viên ko có gì, khí hậu khắc nghiệt... chừng ấy khó khăn khiến tôi đắn đo về hay ở. Nhưng nghĩ đến các em nhỏ không được biết đến cái chữ, tôi đã quyết tâm ở lại.
Việc làm đầu tiên của tôi là học bằng được tiếng dân tộc Mông qua bà con bản địa và học sinh. Tôi thực hiện “3 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng lên nương) với bà con, để thuyết phục họ cho con đi học. “Bây giờ thì tôi đã gắn bó với đất và người nơi đây, các em đến trường đông và đều đặn hơn. Cho quay về Thủ đô tôi cũng không về nữa”, cô Ngân quả quyết.
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà