Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 13/10/2013 - 09:59
(Thanh tra) - Khu vườn thơ mộng sum xuê hoa trái của gia đình lão nghệ sĩ Anh Vũ và bà Nguyễn Thị Phụng nằm tuềnh toàng bên một góc cánh đồng… Mỗi ngày hai vợ chồng nghệ sĩ già sống đơn giản trong không gian tĩnh lặng, vừa giàu chất thi ca lại thấm đẫm sắc màu huyền thoại…
“Vườn Bụt” vừa giàu chất thi ca lại thấm đẫm sắc màu huyền thoại.
Căn nhà cổ tại thôn Tân Mới, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, Bắc Giang của vợ chồng Anh Vũ đã khiến tôi bị hút hồn bởi la liệt những món đồ xưa cũ đủ chất liệu gỗ, đất đá, kim loại, gốm... Nổi bật là những bức tượng Phật mang dáng vẻ hiền lành, dung dị, giàu chất nhân sinh. Tại đây mỗi ngày cặp vợ chồng già chú tâm nặn tượng Phật, làm thơ và đàm đạo thi ca cùng người bạn chung chí hướng. Đó cũng là khi đôi vợ chồng ông có thời gian để nghiệm lại cuộc đời, sau những năm tháng sóng gió.
Khi được hỏi: “Nhà ông hình như chỗ nào cũng cổ?”, Anh Vũ cười hiền bảo: “Đến người còn cổ nữa là...”. Anh Vũ là người chân tình, ông luôn nhận mình là “người dễ tính” mặc dù không phải với ai ông cũng trò chuyện cởi mở. Mà ông dễ tính thật, bởi cái cách nói chuyện xuề xòa thật đơn giản, cho đến cái tác phong nghĩ gì nói vậy và không hề câu nệ… Trong cuộc sống là vậy, nhưng trong nghệ thuật, Anh Vũ chưa bao giờ cho phép mình cẩu thả, ông luôn đặt ra những yêu cầu khắt khe, mặc cho cái phong cách sáng tạo theo tính ước lệ, phóng tác bay bổng. Điêu khắc của ông hiền lành, thô mộc, bởi cốt ở tấm lòng và sự chân tình nên không thể dễ tính thoả hiệp, xuề xoà. Chính vì vậy mà các tác phẩm của ông trông… hồn.
Hướng ra khu vườn ngổn ngang đất, đá đất, cát, xi măng, thạch cao và hàng trăm phù điêu do chính tay mình tạo tác mà ông vẫn gọi là “vườn Bụt”, người nghệ sĩ già nói: “Mình làm tượng để chơi chứ có phải để bán đâu, nếu ai thích, thân tình thì tặng nên phải làm bằng cả tâm hồn”. “Vườn bụt” hiện ra như một xứ sở của miền cổ tích, những đất, đá cỏ cây được mang hồn người, những bức tượng có hình hài sống động, gắn liền với tinh hoa truyền thống văn hóa xứ Kinh Bắc.
Nổi bật trong khu vườn tượng là pho tượng Lý triều Thánh mẫu Phạm Thị Ngà, thân mẫu Vua Lý Công Uẩn. Anh Vũ đã ấp ủ làm tượng này từ lâu, bởi bà Phạm Thị Ngà là người phụ nữ có lai lịch rõ ràng trong chính sử, lại là người có công sinh ra vị vua anh minh. Và hơn hết, bà quê ở Từ Sơn, nơi phát tích Triều Lý, cũng là quê hương của ông, làng Đình Sấm, xã Dương Lôi. Anh Vũ giải thích, tượng này hội đủ các yếu tố của người phụ nữ Kinh Bắc, đó là khăn mỏ quạ, mái tóc, gương mặt thuần Việt. Bên tay trái bà bế Lý Công Uẩn, trên tay ông cầm một đoá sen 9 cánh tượng trưng cho 9 đời vua Lý, kể cả Lý Chiêu Hoàng.
Và đặc biệt, nhiều nhất vẫn là tượng Bụt, tượng Phật. Chính vì vậy, vợ chồng ông đã đặt tên cho khu vườn của mình là “vườn Bụt”. Bà Nguyễn Thị Phụng nói: Ông ấy mê tượng như mê gái vậy, suốt ngày nghịch đất như trẻ con, hết nhào nặn, phá bỏ, rồi lại ngồi thừ ra. Có lần ông động viên tôi rằng, tượng là của chồng, còn cỏ cây hoa lá là của vợ. Chúng đã sống bên nhau nửa thế kỷ giống như hạnh phúc của cặp vợ chồng…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 10/12, Phó Thủ tướng Lê Thành Long dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế lần thứ nhất về Du lịch nông thôn của Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc (UN Tourism).
Thái Hải
21:06 10/12/2024(Thanh tra) - Ngày 9/10, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức hội nghị về công tác xúc tiến du lịch năm 2025. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong và Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh chủ trì hội nghị.
Thái Hải
11:36 10/12/2024Văn Thanh
19:49 07/12/2024Mạnh Sơn
07:00 06/12/2024LH
13:48 05/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà