Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Những tín hiệu vui từ ngành Du lịch

Thái Hải

Thứ sáu, 18/02/2022 - 06:37

(Thanh tra)- Trong những ngày đầu năm 2022, ngành Du lịch đã đón những tín hiệu khởi sắc khi có tới 6,1 triệu lượt khách du lịch nội địa với tổng thu ước đạt hơn 25 nghìn tỷ đồng; 467 khách du lịch quốc tế và lượng tìm kiếm quốc tế về Việt Nam tăng tới 374% so cùng kỳ 2021. Đây được xem là những dấu hiệu tích cực, mở ra triển vọng phục hồi và mở cửa du lịch trong và ngoài nước trong năm 2022.

Ngay từ đầu năm 2022, ngành Du lịch đã đón những tín hiệu khởi sắc, mở ra triển vọng phục hồi trong năm 2022. Ảnh: TH

Lượng khách quốc tế tìm kiếm về du lịch Việt Nam tăng mạnh

Tổng cục Du lịch cho biết, từ tháng 12/2021 đến nay, lượng khách quốc tế tìm kiếm thông tin về du lịch Việt Nam tăng mạnh. Dữ liệu phân tích từ công cụ Google Destination Insights (theo dõi xu hướng du lịch) cho thấy, lượng tìm kiếm bắt đầu tăng từ đầu tháng 12/2021, tăng vọt trong thời gian từ cuối tháng 12/2021 đến đầu tháng 1/2022. Đặc biệt, từ đầu tháng 1/2022 đến nay, lượng tìm kiếm quốc tế về hàng không Việt Nam luôn duy trì ở mức rất cao, thậm chí thời điểm ngày 21/1 tăng 425%, thời điểm ngày 3/2 tăng 374% so cùng kỳ 2021.

Lượng tìm kiếm về cơ sở lưu trú cũng bắt đầu tăng cao từ đầu tháng 12/2021 với 42% và thời điểm ngày đầu tháng 2/2022 đạt mức tăng 86% so cùng kỳ 2021. Tính chung ngành Hàng không và cơ sở lưu trú, lượng tìm kiếm tăng cao liên tục từ tháng 12/2021 đến nay, nhất là từ đầu tháng 1/2022. Thời điểm ngày 2/2 có mức tăng cao nhất là 245% so cùng kỳ năm 2021.

Theo thống kê, du khách đến từ các quốc gia như: Mỹ, Australia, Nga, Pháp, Đức, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ, Anh, Canada… có lượng tìm kiếm thông tin du lịch về Việt Nam nhiều nhất.

10 điểm đến của Việt Nam được tìm kiếm nhiều nhất bao gồm: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Phú Quốc, Phan Thiết, Đà Nẵng, Hội An, Đà Lạt, Quy Nhơn, Bà Rịa - Vũng Tàu…

Theo các chuyên gia du lịch, sở dĩ có sự tăng vọt này là do ngành Du lịch Việt Nam đã triển khai chương trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế từ cuối tháng 11/2021 cùng Chiến dịch truyền thông “Live fully in Vietnam” (Sống trọn vẹn ở Việt Nam).

Mặt khác, thời điểm Tết Nguyên đán cũng là dịp nhu cầu đi lại, du lịch, thăm thân tăng cao; dịch bệnh trong nước được kiểm soát tốt, tiêm chủng vaccine Covid-19 đã tạo miễn dịch cộng đồng; các hoạt động đang dần phục hồi trong trạng thái bình thường mới với tinh thần thích ứng an toàn, linh hoạt...

Đây là tín hiệu đầy khả quan về chặng đường phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ của ngành Du lịch Việt trong năm mới, tạo đà thuận lợi cho kế hoạch và lộ trình mở cửa du lịch quốc tế trong thời gian sắp tới.

Đặc biệt, tại cuộc họp với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ngày 15/2 để bàn phương án mở cửa lại hoạt động du lịch trong bối cảnh thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19, gắn với từng bước phục hồi kinh tế - xã hội, các bộ, ngành liên quan đã thống nhất có thể mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới từ ngày 15/3, theo đúng tinh thần “thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19”, mau chóng phục hồi, phát triển du lịch nói riêng, kinh tế nói chung.

Các biện pháp để kiểm soát người đi lại được đưa ra khi dịch bùng phát từ năm 2020 đến nay sẽ được dỡ bỏ, cùng với đó là thực hiện nghiêm những giải pháp phòng, chống dịch bệnh như Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, đặc biệt là thực hiện 5K ở mọi nơi, mọi lúc, mọi khâu. Về việc cấp thị thực nhập cảnh (visa), Việt Nam trước đây đã miễn visa đơn phương cho 13 nước và song phương cho 88 quốc gia, vùng lãnh thổ, nhưng do dịch bệnh bùng phát từ năm 2020 và tuỳ theo diễn biến dịch tại các nước, Chính phủ đã có Nghị quyết ngừng thực hiện cơ chế miễn visa này. Trong điều kiện bình thường mới, các bộ, ngành thống nhất báo cáo Chính phủ cho phép từ 15/3 sẽ dừng áp dụng các biện pháp giới hạn về cấp visa và trở lại thực hiện như trước khi có dịch, bao gồm cấp visa điện tử, miễn visa đơn phương, song phương cho các nước.

Nội địa khởi sắc

Những tháng đầu năm 2022, du lịch nội địa cũng khởi sắc. Đặc biệt, trong 9 ngày nghỉ Tết, lượng khách du lịch nội địa đã vượt số khách cả tháng 12/2021 (5,2 triệu lượt) và không kém nhiều lượng khách nội địa trong tháng 1/2020 (7,3 triệu lượt) - thời điểm trước dịch bệnh Covid-19.

Một số điểm đến có lượng khách tăng đột biến, vượt hoặc xấp xỉ lượng khách dịp Tết Canh Tý 2020. Điển hình như Tây Ninh là địa phương đón lượng khách lớn nhất với 595.000 lượt khách; công suất phòng lưu trú khoảng 65%. Bà Rịa - Vũng Tàu đón khoảng 420.000 lượt khách, tổng thu đạt 358 tỷ đồng; công suất khách sạn 3-5 sao đạt 97%.

Lâm Đồng đón gần 300.000 lượt khách đến tham quan, trong đó có hơn 120.000 lượt khách có lưu trú qua đêm, tăng trên 128,9% so với cùng kỳ năm ngoái; công suất cơ sở lưu trú du lịch đạt trên 95%.

Quảng Ninh đón khoảng 290.000 lượt khách, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái; tổng thu khoảng 400 tỷ đồng; công suất khách sạn 4-5 sao đạt 80-90%. Lào Cai đón khoảng 86.000 lượt, trong đó Sa Pa đạt 74.388 lượt khách du lịch…

Đà Nẵng đón một lượng khách không nhỏ đến thành phố vui chơi, nghỉ dưỡng. Đặc biệt, “biểu tượng du lịch” cầu Rồng của Đà Nẵng đã hoạt động phun lửa, phun nước trở lại đã kéo theo sự tham quan, chiêm ngưỡng của đông đảo người dân và du khách, khiến không khí tại thành phố biển càng trở nên náo nhiệt. Các khu du lịch như Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn, bán đảo Sơn Trà, chùa Linh Ứng, suối khoáng Núi Thần Tài, công viên nước Mikazuki 365, các khách sạn, resort đón lượng khách lớn so với cùng kỳ năm ngoái.

Năm nay, du lịch nghỉ dưỡng biển tiếp tục thu hút đông đảo du khách. Trong đó, tỉnh Kiên Giang đón 98.000 lượt khách, công suất sử dụng phòng khoảng 56,3%; riêng Phú Quốc có 79.000 lượt khách, công suất sử dụng phòng đạt 71,3%. Tỉnh Khánh Hòa đón 98.610 lượt khách, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái, công suất các cơ sở lưu trú du lịch ước đạt hơn 72,8%, phân khúc cao cấp (4-5 sao) gần như “cháy phòng”.

Ba trung tâm du lịch lớn của cả nước là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng cũng tưng bừng đón khách. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh đón 280.000 lượt khách, Hà Nội đón khoảng 105.000 lượt khách, Đà Nẵng đón 35.000 lượt khách.

Đây là tín hiệu khởi sắc ngay từ đầu năm 2022 cho ngành Du lịch sau thời gian dài bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, mở ra triển vọng phục hồi tích cực trong năm 2022.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Khuyến khích doanh nghiệp và xã hội cùng làm công nghiệp văn hóa

Khuyến khích doanh nghiệp và xã hội cùng làm công nghiệp văn hóa

(Thanh tra) - Ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong xã hội hiện nay. Song song với sự phát triển về đời sống vật chất thì nhu cầu về tinh thần của con người được đề cao hơn. Vì nhu cầu về đời sống tinh thần là vô hạn nên mở ra dư địa lớn để làm CNVH. Chỉ thị 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành CNVH Việt Nam, là một bước tiến lớn để nâng cao nhận thức về ngành CNVH, khuyến khích các doanh nghiệp và xã hội cùng làm CNVH.

Thái Hải

21:03 21/11/2024
Quảng Ninh: Hơn 300 doanh nghiệp chung tay kích cầu du lịch

Quảng Ninh: Hơn 300 doanh nghiệp chung tay kích cầu du lịch

(Thanh tra) - Ngày 20/11, tại TP Hạ Long, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình Lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa” nhằm gia tăng sức cạnh tranh và tăng cường thu hút du khách dịp cuối năm 2024 cũng như tăng sức bật cho ngành Du lịch năm 2025 và các năm tiếp theo.

Trọng Tài

14:03 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm