Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ năm, 21/07/2022 - 18:11
(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho hay, quan điểm xuyên suốt của Trung ương tại Nghị quyết 20 về kinh tế tập thể là thành phần kinh tế quan trọng, phải được củng cố và phát triển cùng kinh tế Nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Hội nghị Trung ương 5 đã thống nhất cao về 5 quan điểm chỉ đạo, mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể đối với khu vực kinh tế tập thể trong giai đoạn mới
Chiều 21/7, tiếp tục hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái truyền đạt Nghị quyết 20 về “tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới”.
Sau khi phân tích những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém trong việc phát triển kinh tế tập thể giai đoạn vừa qua, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh, việc ban hành Nghị quyết 20 là yêu cầu cấp thiết nhằm thực hiện nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Việc ban hành nghị quyết này cũng phù hợp với thực tiễn và tạo nguồn lực và động lực mới để phấn đấu đến năm 2030 nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại, có thu nhập trung bình cao; và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Đề cập đến các nội dung chủ yếu, Phó Thủ tướng cho hay, Hội nghị Trung ương 5 đã thống nhất cao về 5 quan điểm chỉ đạo, mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể đối với khu vực kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.
Trong đó, nghị quyết khẳng định quan điểm xuyên suốt của Đảng về kinh tế tập thể, đó là, kinh tế tập thể là thành phần kinh tế quan trọng, phải được củng cố và phát triển cùng kinh tế Nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
Xác định kinh tế tập thể với nhiều hình thức tổ chức kinh tế hợp tác đa dạng, phát triển từ thấp đến cao (tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã…) trong đó hợp tác xã là nòng cốt.
Đồng thời đặt ra yêu cầu “tăng cường liên kết giữa các hợp tác xã, hình thành các liên hiệp hợp tác xã, không giới hạn về quy mô, lĩnh vực và địa bàn”.
“Nghị quyết nêu rõ kinh tế tập thể lấy lợi ích kinh tế là trọng tâm, bao gồm lợi ích của thành viên, tập thể và Nhà nước, đồng thời coi trọng lợi ích chính trị, văn hoá, xã hội trên địa bàn”, Phó Thủ tướng nói.
Ông cũng cho biết, nghị quyết đề ra 5 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, đặc biệt với nhóm nhiệm vụ, giải pháp về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể.
Theo đó, Trung ương đề ra 8 nhóm chính sách cụ thể để khuyến khích, phát triển kinh tế tập thể.
Cụ thể là: Chính sách phát triển nguồn nhân lực; đất đai; tài chính; tín dụng; khoa học - công nghệ; hỗ trợ về thông tin kinh tế, kỹ năng tiếp thị và nghiên cứu thị trường; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; chính sách bảo hiểm xã hội.
Liên quan đến chính sách đất đai, theo Phó Thủ tướng, nghị quyết yêu cầu xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức kinh tế tập thể tích tụ đất đai cho sản xuất kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp để hình thành chuỗi sản xuất, cung cấp dịch vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp quy mô lớn.
Hoàn thiện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp, trong đó bố trí quỹ đất cho các tổ chức kinh tế tập thể thuê. Ưu đãi hợp lý về giá và thời gian cho thuê đất đối với các tổ chức kinh tế tập thể chuyển đổi và thành lập mới chưa được hỗ trợ thuê đất, bảo đảm sử dụng đất đai có hiệu quả.
Nhóm nhiệm vụ giải pháp quan trọng nữa là đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể.
Phó Thủ tướng cho hay, đây là một nội dung rất khó trong quá trình thực hiện, nhất là trong việc xử lý các vướng mắc, tồn đọng, đồng thời nâng cao năng lực nội tại của hợp tác xã phù hợp yêu cầu mới.
Nghị quyết nêu rõ, rà soát, sắp xếp lại các hợp tác xã hoạt động không hiệu quả; xử lý dứt điểm các hợp tác xã ngừng hoạt động, chờ giải thể và các hợp tác xã chưa chuyển đổi, tổ chức lại theo quy định của pháp luật; cơ cấu lại các hợp tác xã tín dụng, nhất là xử lý một số hợp tác xã tín dụng yếu kém.
Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021 - 2030 sẽ tăng gấp đôi
Trước đó, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đã trình bày chuyên đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 19).
Nghị quyết 19 đã đề ra 5 quan điểm phát triển theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Đồng thời, nêu rõ 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Cùng với việc phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng; xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hóa... ngân sách đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021 - 2030 sẽ được tăng ít nhất gấp 2 lần so với giai đoạn 2011 - 2020.
Ngoài ra, có cơ chế điều tiết, phân bổ ngân sách bảo đảm hài hoà lợi ích giữa các địa phương có diện tích đất trồng lúa, đất rừng lớn với các địa phương khác; hỗ trợ nâng cao đời sống của người trồng lúa, trồng rừng.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tỉnh Hậu Giang thực hiện sắp xếp đầu mối bên trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức để bảo đảm tinh gọn tổ chức bộ máy, hoàn thành chậm nhất ngày 25/12/2024.
Thu Huyền
16:03 13/12/2024(Thanh tra) - Ngày 13/12, Ban Chỉ đạo của tỉnh Lạng Sơn về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện nhiệm vụ tổng kết Nghị quyết 18. Ông Hoàng Văn Nghiệm, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị.
Chính Bình
15:56 13/12/2024Trung Hà
15:51 13/12/2024Hải Hà
15:12 13/12/2024Hương Giang
14:51 13/12/2024Chính Bình
21:26 12/12/2024Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng
Trần Quý
Chính Bình
Trung Hà
Trần Quý
PV
Chu Tuấn