Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ năm, 21/07/2022 - 16:39
(Thanh tra) - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, điểm mới mang tính đột phá mà Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII yêu cầu là “bỏ khung giá đất”; điểm mới nổi bật là đưa ra chủ trương quy định mức thuế cao hơn với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ảnh: Đ.X
Sáng ngày 21/7, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Không hợp thức hóa cái sai nhưng phải tìm cơ chế để hóa giải
Quán triệt Nghị quyết 18 về “tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đất đai là vấn đề hết sức phức tạp, nhạy cảm, đặc biệt quan trọng, hệ trọng đối với sự ổn định và phát triển bền vững đất nước.
Vì vậy, giải quyết tốt chính sách đất đai sẽ thúc đẩy giải phóng sức lao động, các nguồn lực cho phát triển đất nước. Giải quyết không tốt thì sẽ lúng túng, cản trở phát triển, đặc biệt còn vi phạm pháp luật và bị xử lý. "Thực tiễn cho thấy, giàu lên cũng vì đất, nghèo đi cũng vì đất; tranh chấp, khiếu kiện, mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ cũng vì đất; thậm chí sai phạm, tù tội cũng vì đất", Thủ tướng nêu.
Vì vậy, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, việc ban hành nghị quyết mới là yêu cầu cấp thiết.
Theo Thủ tướng, Nghị quyết 18 khẳng định quan điểm xuyên suốt của Đảng là “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.
Nghị quyết cũng làm rõ quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hoá đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu; quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được pháp luật bảo hộ.
Quan điểm nữa được Đảng xác định là thể chế, chính sách về đất đai phải được hoàn thiện đồng bộ và phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN).
“Nội dung này của nghị quyết là điểm mới, có tính khái quát cao và là định hướng lớn cho công tác hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai, mà trọng tâm là sửa đổi Luật Đất đai 2013; đồng thời đặt ra quyết tâm lớn của toàn hệ thống chính trị là khắc phục cho được tình trạng tham nhũng, tiêu cực, khiếu kiện về đất đai, đầu cơ và sử dụng đất đai lãng phí”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo Thủ tướng, chúng ta phấn đấu đến năm 2030, hệ thống pháp luật về đất đai cơ bản đồng bộ với các luật khác trong hệ thống; khắc phục bằng được việc sử dụng đất lãng phí, để đất hoang hóa, ô nhiễm, suy thoái và những tồn tại vướng mắc về quản lý, sử dụng đất do lịch sử để lại.
Ông cho hay, từ các vụ án, thanh tra, kiểm tra thì hiện nay các dự án còn tồn đọng rất nhiều. “Chúng ta không thể hợp thức hóa cái sai nhưng phải tìm cơ chế, chính sách hóa giải làm sao phù hợp với tình hình thực tế, hiệu quả, nhanh chóng, kịp thời. Đây là vấn đề đang đặt ra và Chính phủ đã giao cho Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phụ trách”, Thủ tướng nói.
6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp:
1. Thống nhất nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về quản lý và sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN;
2. Hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý và sử dụng đất đồng bộ với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN;
3. Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số và nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về đất đai;
4. Đổi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
5. Tập trung giải quyết cơ bản những hạn chế, khuyết điểm, vướng mắc kéo dài liên quan đến quản lý và sử dụng đất;
6. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong quản lý và sử dụng đất.
Cho phép góp quyền sử dụng đất để làm dự án
Đề cập đến các nhóm nhiệm vụ, giải pháp, theo Thủ tướng, về hoàn thiện giải pháp, hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý và sử dụng đất đồng bộ với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có 8 nội dung với nhiều điểm mới.
Đầu tiên là yêu cầu nội dung quy hoạch sử dụng đất phải kết hợp giữa chỉ tiêu các loại đất gắn với không gian, phân vùng sử dụng đất, hệ sinh thái tự nhiên, thể hiện được thông tin đến từng thửa đất.
Nghị quyết bổ sung nội dung quan trọng là “Nhà nước đảm bảo đủ nguồn lực để lập quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất” để hạn chế việc lạm dụng, tham nhũng, tiêu cực.
“Anh xây dựng quy hoạch và tiếp nhận quy hoạch cũng phải trong sáng, tránh quy hoạch cứ nghĩ đến mảnh nào đẹp nhất thì làm bất động sản, thì công ăn việc làm chẳng có, nên doanh nghiệp khổ, chính quyền, nhân dân khổ”, Thủ tướng nói.
Việc thu hồi đất phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; chỉ được thực hiện sau khi phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được phê duyệt. Trường hợp thu hồi đất mà phải bố trí tái định cư thì phải hoàn thành bố trí tái định cư trước khi thu hồi đất.
“Đây cũng là điểm mới”, Thủ tướng đề nghị, nắm chắc điểm này để thể chế hóa làm sao cho cụ thể, hiệu quả.
Trong nội dung hoàn thiện quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất, theo Thủ tướng, điểm mới là nghị quyết cho cơ chế góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai đối với các dự án phát triển, chỉnh trang đô thị và khu dân cư nông thôn.
Đồng thời, với các dự án phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất sẽ sớm xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách để tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất tham gia với nhà đầu tư để thực hiện các dự án dưới hình thức chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Ra chủ trương đánh thuế cao với người có nhiều nhà, đất
Về hoàn thiện cơ chế xác định giá đất, Thủ tướng nói “điểm mới đột phá của nghị quyết lần này là bỏ khung giá đất”.
Nghị quyết yêu cầu có cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, quy định chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan có nhiệm vụ xác định giá đất.
Trung ương xây dựng tiêu chí và quy trình kiểm tra, giám sát các địa phương trong việc xây dựng bảng giá đất. HĐND cấp tỉnh quyết định, kiểm tra, giám sát việc thực hiện giá đất.
Điểm mới nữa là yêu cầu hoàn thiện các quy định bảo đảm công khai, minh bạch như: Công khai giá đất, bắt buộc giao dịch qua các sàn giao dịch, thanh toán qua ngân hàng, không dùng tiền mặt; xử lý nghiêm các vi phạm…
Thủ tướng còn cho hay, điểm mới nổi bật của nghị quyết lần này là đưa ra chủ trương quy định mức thuế cao hơn với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang.
Có cơ chế điều tiết hợp lý, hiệu quả nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa Trung ương và địa phương; nghiên cứu có chính sách điều tiết chênh lệch địa tô, bảo đảm công khai, minh bạch.
Ngoài ra, cho phép mở rộng đối tượng, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng vùng, địa phương, với việc chuyển đổi nghề, việc làm, lao động ở nông thôn để đảm bảo tiến trình tích tụ đất đai phù hợp với chuyển dịch lao động trong nông thôn…
Hội nghị diễn ra trong 2 ngày 21 và 22/7 với 4 chuyên đề
Cũng trong hôm nay, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh báo cáo chuyên đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái báo cáo chuyên đề tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.
Trong sáng mai (22/7) Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai báo cáo chuyên đề về tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới..
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.
Chính Bình
21:26 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
T.T
21:06 12/12/2024Hương Giang
20:49 12/12/2024Thu Huyền
20:30 12/12/2024Trọng Tài
20:27 12/12/2024Trần Kiên
19:26 12/12/2024Trần Kiên
Văn Thanh
T.Thanh
Thái Hải
PV
Đức Tài
Chính Bình
PV
N. Phê
N. Phó
Trung Hà