Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 19/08/2020 - 18:22
(Thanh tra) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, việc xây dựng, phát triển Chính phủ số là xu thế tất yếu nhằm nâng cao tính công khai, minh bạch của Chính phủ, đẩy lùi nạn tham nhũng, lãng phí. Đồng thời, là con đường đúng đắn để phát triển một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: Quang Hiếu
Sáng 19/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Lễ khai trương Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng và công bố dịch vụ công thứ 1.000 trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Tại đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương nỗ lực của Văn phòng Chính phủ (VPCP), trong đó có vai trò quan trọng của Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng và các bộ, ngành, đơn vị liên quan đã phối hợp triển khai đưa vào khai trương Trung tâm đảm bảo chất lượng, hiệu quả, thân thiện và thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp (DN).
Lãnh đạo Chính phủ cũng cảm ơn sự hỗ trợ, đóng góp của các tổ chức quốc tế và các DN công nghệ thông tin (CNTT), các chuyên gia.
“Tôi ghi nhận biểu dương Tập đoàn VNPT đã xây dựng hệ thống theo hình thức DN đầu tư và cho thuê lại dịch vụ nhằm phục vụ tốt hơn công tác tham mưu, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng”, Thủ tướng nói.
“2020 là năm chuyển đổi số quốc gia”
Theo người đứng đầu Chính phủ, các dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công quốc gia được công bố là những dịch vụ thiết yếu phục vụ người dân, DN, góp phần tạo dựng nền kinh tế số và xã hội số.
“Qua báo cáo, tôi vui mừng trước một số kết quả bước đầu rất đáng khích lệ”, Thủ tướng nói và dẫn chứng qua 9 tháng vận hành, Cổng dịch vụ công quốc gia đã có hơn 227.000 tài khoản đăng ký; hơn 14 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái, hơn 270.000 hồ sơ trực tuyến thực hiện từ Cổng.
Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý, dù số lượng rất lớn, lên rất nhanh nhưng tỷ lệ thực hiện trên số hồ sơ mới chiếm gần 2% là còn thấp.
“Chúng ta phải cố gắng hơn nữa để số lượng nhiều hơn nữa. Trong đó các bộ, địa phương cơ quan chức năng phải kết nối với Cổng Dịch công quốc gia nhiều hơn nữa”, ông nhấn mạnh.
Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, việc xây dựng và phát triển Chính phủ số là xu thế tất yếu nhằm nâng cao tính công khai, minh bạch của Chính phủ, đẩy lùi nạn tham nhũng, lãng phí.
Đồng thời góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất lao động xã hội và là con đường đúng đắn để phát triển một đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
“Cần tiếp tục khẳng định mạnh mẽ rằng năm 2020 là năm chuyển đổi số quốc gia, là năm khởi động tiến trình hướng tới một Việt Nam số, trong đó Văn phòng Chính phủ là một trong những cơ quan đi đầu trong ứng dụng cổng thông tin điện tử quốc gia cũng như hệ thống thông tin báo cáo quốc gia”, Thủ tướng nêu rõ.
Cán bộ phải “tinh thông nghiệp vụ, giỏi về công nghệ”
Nhân dịp này, Thủ tướng lưu ý một số vấn đề với các bộ, địa phương, cơ quan.
Theo đó yêu cầu, cần tiếp tục đổi mới trong triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, gắn cải cách dịch vụ công với chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan Nhà nước. Thông tin dữ liệu phải thống nhất theo tiêu chuẩn hoạt động thông suốt, đem lại hiệu quả cao nhất.
Cạnh đó, thúc đẩy mạnh mẽ cán bộ công chức làm việc trên môi trường mạng và cho rằng hệ thống cán bộ của chúng ta “chưa phải đã thành thạo làm việc trên môi trường mạng”.
“Tôi mong rằng trong thời gian tới công chức viên chức nhà nước phải là những người tinh thông nghiệp vụ, giỏi về công nghệ. Các bộ trưởng, chủ tịch UBND các địa phương phải tạo điều kiện cho anh em tiếp thu đầy đủ những nền tảng công nghệ sử dụng trong môi trường số hiện nay”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng đề nghị trong tương lai không xa, Việt Nam phải hướng tới hệ thống thông tin chia sẻ liên Chính phủ trong một số lĩnh vực với một số nước trên thế giới, đặc biệt là những nước trong cộng đồng ASEAN…
“An toàn thông tin là yêu cầu rất quan trọng”
Về Cổng Dịch vụ công quốc gia, theo yêu cầu Thủ tướng, phải hoàn thành việc tích hợp các dịch vụ công thiết yếu như: xuất nhập khẩu, đất đai, xây dựng, khoáng sản, thuế, xử phạt hành chính, viện phí, học phí.
Cùng với đó, tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện các tinh năng của cổng để bảo đảm phục vụ người dân, DN tốt hơn, với mục tiêu phải hoàn thành 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong 2020.
Thủ tướng cũng yêu cầu VPCP phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin Truyền thông, Ban Cơ yếu Chính phủ trong bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống, không để lộ lọt thông tin, dữ liệu; không để đánh sập, lọt thông tin mật.
“An toàn thông tin là yêu cầu rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Hôm qua, hệ thống cổng thông tin quốc gia của Canada bị đánh sập”, Thủ tướng nhắc nhở.
Ông cũng yêu cầu VPCP sắp xếp bộ máy, nhân sự để quản lý vận hành trung tâm sao cho phù hợp, hiệu quả, không hình thành đầu mối, tổ chức mới, không làm tăng biên chế.
“Thủ tướng sẽ kiểm tra trung tâm hoạt động như thế nào, hàng ngày nhận được những báo cáo nào, chỉ tiêu nào thể hiện qua hệ thống này, nhất là những chỉ tiêu quan trọng để Thủ tướng, thành viên Chính phủ quyết, điều hành kịp thời”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Tại buổi lễ, thông qua Trung tâm Thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc và chỉ đạo trực tiếp với lãnh đạo một số địa phương, cơ quan tại các điểm cầu: Bình Phước, Quảng Ninh, Thừa Thiên-Huế và Trung tâm Quốc gia điều hành tìm kiếm cứu nạn.
Thủ tướng cũng chứng kiến việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến thứ 1000: Kê khai, nộp lệ phí trước bạ và nộp tờ khai đăng ký ô tô trực tuyến; dịch vụ công số 999: Liên thông đăng ký điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp và báo cáo tình hình thay đổi lao động; và dịch vụ công thứ 998: Đóng BHXH bắt buộc, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương