Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thủ tướng gợi ý: Quy định môn lịch sử có phần bắt buộc, phần tự chọn

Hương Giang

Thứ bảy, 04/06/2022 - 17:52

(Thanh tra) - Gợi ý có thể quy định theo hướng môn lịch sử vừa có phần bắt buộc, vừa có phần tự chọn, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, truyền thống văn hóa lịch sử cũng là một nguồn lực, đầu tư cho giáo dục văn hóa - lịch sử là đầu tư cho sự phát triển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Nhật Bắc

Ngày 4/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2022.

Thể chế hóa việc bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá

Kết luận phiên họp, người đứng đầu Chính phủ đánh giá, bên cạnh những kết quả đạt được, chúng ta vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tình hình khu vực và thế giới diễn biến khó lường, giá cả nguyên vật liệu đầu vào, nhất là xăng, dầu tăng cao, tác động từ tình hình xung đột Ukraine, chính sách của các quốc gia sau dịch COVID-19.

Thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản tiềm ẩn rủi ro. Nợ xấu có xu hướng tăng. Việc giải ngân đầu tư công chưa được cải thiện mạnh mẽ.

Trong khi, đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, người chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh…

Trước điều này, Thủ tướng yêu cầu bám sát tình hình, thẳng thắn, nhận diện kịp thời, có giải pháp phù hợp, kịp thời, hiệu quả.

Bộ Nội vụ được giao xây dựng văn bản để thể chế hóa chủ trương của Đảng về khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung.

Hướng dẫn 5K phù hợp tình hình mới, thận trọng lộ trình tăng học phí

Người đứng đầu Chính phủ cũng nêu rõ những nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 6 và thời gian tới.

Trong đó, ông yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tịch UBND các tỉnh, thành tiếp tục làm tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Bộ Y tế hướng dẫn về 5K phù hợp tình hình mới; nghiên cứu sửa đổi quy định tiêm vaccine cho phù hợp, thực tiễn đã cho thấy vaccine là yếu tố quyết định để phòng, chống dịch COVID-19, mở cửa trở lại.

Toàn cảnh phiên họp Chính phủ thường kỳ. Ảnh: Đ.X

Với lĩnh vực giáo dục thì tổ chức tốt kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022, bảo đảm an toàn, nghiêm túc, chất lượng. Cân nhắc, thận trọng xây dựng lộ trình điều chỉnh học phí phù hợp, căn cứ thực tiễn, phù hợp với lợi ích của Nhà nước, tổ chức và học sinh, sinh viên.

Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, rà soát, nghiên cứu giải pháp phù hợp với các vấn đề liên quan sách giáo khoa theo hướng tạo thuận lợi, tiết kiệm, giảm chi phí, bảo đảm lợi ích chính đáng của học sinh, phụ huynh.

Cùng với đó, tiếp tục nghiêm túc, cầu thị lắng nghe ý kiến của người dân, chuyên gia, có giải pháp kịp thời, vừa bảo đảm chủ trương, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, vừa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập môn lịch sử.

Gợi ý có thể quy định theo hướng lịch sử vừa có phần bắt buộc, vừa có phần tự chọn, người đứng đầu Chính phủ nhắc lại, truyền thống văn hóa lịch sử cũng là một nguồn lực, đầu tư cho giáo dục văn hóa -lịch sử là đầu tư cho sự phát triển.

Đẩy mạnh chống tham nhũng, xử lý các dự án tồn đọng

Nhiệm vụ nữa, là tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Phát triển thị trường vốn an toàn, lành mạnh, bền vững, hiệu quả; giải quyết kịp thời các vướng mắc về đầu tư công.

Cạnh đó, đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là trong các lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực (đất đai, tài chính, ngân hàng, chứng khoán...).

Thủ tướng nêu rõ, phải đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án, vụ việc tham nhũng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, siết chặt kỷ cương, xử lý nghiêm các vi phạm.

Tiếp tục tập trung xử lý các vấn đề, dự án tồn đọng (7/12 doanh nghiệp yếu kém; các dự án như: Nhà máy Nhiệt điện Long Phú I, cơ sở 2 của Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai; các tổ chức tín dụng yếu kém...).

Ngoài ra, thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đẩy mạnh phòng, chống tội phạm.

Theo đánh giá tại phiên họp, tình hình kinh tế-xã hội tháng 5 và 5 tháng tiếp tục chuyển biến tích cực, các hoạt động kinh tế phục hồi mạnh mẽ, hầu hết các lĩnh vực đều tăng so với tháng trước và cùng kỳ.

Kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát được kiểm soát. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 5 tháng tăng 2,25% so với cùng kỳ (cao hơn mức tăng 1,29% của năm 2021, nhưng thấp hơn mức tăng giai đoạn 2017-2020.

Sản xuất công nghiệp tiếp đà phục hồi; sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ổn định và tăng trưởng; thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản được khơi thông, mở rộng. 

Xuất khẩu 5 tháng tăng 16,3%, nhập khẩu tăng 14,9%, xuất siêu khoảng 516 triệu USD. Khách quốc tế tháng 5 gấp 12,8 lần cùng kỳ; 5 tháng tăng 4,5 lần.Số doanh  nghiệp gia nhập, tái gia nhập thị trường đạt khoảng 100.000, gấp 1,4 lần số doanh nghiệp rút lui…

Tình hình giao kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư công có chuyển biến. Vốn thực hiện từ nguồn ngân sách tháng 5 tăng 10,3% so cùng kỳ; 5 tháng đạt 147,8 nghìn tỷ đồng, bằng 27,7% kế hoạch và tăng 9,5% so cùng kỳ.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, đến nay, đã giải ngân hơn 15.000 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt 30% trong tổng số vốn 50.000 tỷ đồng của cả năm 2022. 

Thông tin về tiến độ triển khai các dự án giao thông trọng điểm, theo ông Thể, 2 dự án cao tốc đáng lo ngại nhất là Phan Thiết -Vĩnh Hảo và Dầu Giây-Phan Thiết đã có chuyển biến tích cực, đạt tiến độ tương đối tốt. 

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cũng cho biết, bộ đã lập đoàn kiểm tra, làm việc với 10 tỉnh, thành có công trình trọng điểm quốc gia đang thi công về vấn đề giá vật liệu xây dựng; rà soát, đánh giá tổng thể trữ lượng có khả năng khai thác để đáp ứng nguồn cung trong thời gian tới… 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Hoàng Nam

22:10 22/11/2024
Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Minh Tân

17:29 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm