Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 23/05/2022 - 18:35
(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết, Chính phủ sẽ nghiên cứu tiếp thu ý kiến của nhân dân, đại biểu Quốc hội về việc quy định môn học lịch sử là môn bắt buộc trong chương trình giáo dục ở cấp trung học phổ thông (THPT).
Toàn cảnh phiên khai mạc Kỳ họp 3, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Đ.X
Ngày 23/5, trình bày báo cáo trước Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho hay “tâm trạng xã hội rất vui mừng, phấn chấn khi các hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, thể thao... dần trở lại trạng thái bình thường”.
Cử tri và nhân dân đánh giá cao công tác an sinh xã hội được quan tâm triển khai thực hiện đồng bộ, tích cực, đạt kết quả tốt. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 gây tổn thất nặng nề nhưng đời sống của nhân dân vẫn cơ bản được ổn định.
Cử tri, nhân dân lo lắng chất lượng giáo dục
Ông Chiến cũng nêu những trăn trở, băn khoăn, lo lắng của cử tri, nhân dân, trong đó có vấn đề về chất lượng giáo dục khi học sinh phải học trực tuyến trong thời gian dài; về kỳ thi tốt nghiệp THPT; về thí sinh tự do thi vào đại học không được cộng điểm ưu tiên theo vùng.
“Còn có ý kiến trái chiều về việc đưa môn lịch sử là môn học tự chọn ở bậc THPT, có thể sẽ gây ra hậu quả, hệ lụy khó lường”, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ nêu.
Thực tế, một số nước phát triển, nền văn hóa tương đồng với Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã đưa trở lại hoặc vẫn duy trì môn lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông.
Trên cơ sở tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét một cách thận trọng, đánh giá khách quan, toàn diện chương trình cải cách giáo dục phổ thông, nhất là việc đưa môn lịch sử ở bậc THPT là môn học tự chọn.
“Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã căn dặn “dân ta phải biết sử ta/cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Do vậy, cần đổi mới cách dạy và học như thế nào, để nâng cao chất lượng, chứ không nên để môn Lịch sử là môn học tự chọn”, ông Chiến nhấn mạnh.
Ủy ban Kinh tế cũng lưu ý, cần nhìn nhận, quan tâm thỏa đáng tới tình trạng sức khỏe tâm thần của học sinh, nhất là do ảnh hưởng do dịch COVID-19.
“Áp lực học hành, thiếu các hoạt động vui chơi, giải trí, bệnh thành tích, kỳ vọng quá lớn của cha, mẹ, bạo hành gia đình, vấn đề thông tin mạng… là những nguyên nhân chính và cần có ưu tiên, giải pháp phòng ngừa”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nói.
Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nói, Chính phủ sẽ nghiên cứu tiếp thu ý kiến của nhân dân, đại biểu Quốc hội về việc quy định môn học lịch sử là môn bắt buộc trong chương trình giáo dục ở cấp THPT.
Cạnh đó, có giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học; tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022; hỗ trợ người dân, người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm an sinh xã hội.
Kết quả khảo sát của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc tại Việt Nam (Unicef) cho thấy, tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tinh thần chung ở Việt Nam từ 8% đến 29% đối với trẻ em và vị thành niên; khoảng 12% tương đương hơn 3 triệu trẻ em có nhu cầu về các dịch vụ sức khỏe tâm thần.
Ở góc độ toàn cầu, tự hại, tự sát là nguyên nhân thứ 3 về tử vong cho nhóm trẻ em gái từ 15-19 tuổi và là nguyên nhân thứ 4 về tử vong cho trẻ em nam từ 15-19 tuổi.
Chăm lo đời sống nhân dân, quan tâm đầu tư thể thao
Nhìn lại những tháng đầu năm 2022, theo ông Lê Văn Thành, công tác chăm lo, bảo đảm đời sống nhân dân được chú trọng.
Tính cả năm 2021 và 4 tháng đầu năm 2022, Chính phủ đã hỗ trợ cho trên 49,6 triệu lượt người lao động, 728,4 nghìn lượt người sử dụng lao động với tổng kinh phí trên 81,6 nghìn tỷ đồng.
Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, trợ giúp xã hội, giảm nghèo được thực hiện hiệu quả; các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn” được quan tâm.
Chất lượng giáo dục tiếp tục được duy trì, công tác dạy học được tổ chức triển khai linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch bệnh.
“Tới nay, học sinh, sinh viên cả nước đã trở lại học tập trực tiếp”, Phó Thủ tướng thông tin, 705/705 huyện, quận, TP, thị xã tổ chức cho học sinh đi học trực tiếp đạt tỷ lệ 100%. Tỷ lệ học sinh đi học trực tiếp tính đến ngày 18/4/2022 đạt 99,57%.
Các hoạt động văn hóa, xã hội dần sôi động trở lại; thể dục, thể thao được quan tâm đầu tư. Phó Thủ tướng cũng báo tin vui, Đoàn Thể thao Việt Nam đã thi đấu với tinh thần thể thao cao thượng, dẫn đầu các nước đoạt huy chương vàng và tổng các loại huy chương.
Tính đến hết ngày 22/5, Đoàn Thể thao Việt Nam đoạt 205 huy chương vàng, 125 huy chương bạc, 116 huy chương đồng, dẫn đầu toàn đoàn với 446 huy chương, trong đó có 28 kỷ lục được phá…
Đặc biệt, bóng đá nam và bóng đá nữ Việt Nam đã xuất sắc bảo vệ thành công ngôi vô địch. Với điều này, theo đánh giá của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, “đã và đang truyền cảm hứng lớn đến đồng bào ta ở trong và ngoài nước cùng bạn bè quốc tế”.
Quốc hội đánh giá cao, nhiệt liệt biểu dương cố gắng, nỗ lực của Chính phủ, các cấp, ngành, Hà Nội và các tỉnh, TP đăng cai SEA Games 31 và đặc biệt biểu dương những thành tích xuất sắc của Đoàn Thể thao Việt Nam đã góp phần tạo nên một kỳ SEA Games thành công ấn tượng và lắng đọng.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 21/11, ông Đặng Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường THPT Nông Cống 2, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết, nhà trường đã tiến hành họp Hội đồng Kỷ luật, đưa ra hình thức kỷ luật đình chỉ học đối với 3 học sinh trực tiếp tham gia đánh bạn. Thời gian đình chỉ học trong 2 tuần, từ 19/11 đến 2/12.
Hương Trà
19:24 21/11/2024(Thanh tra) - Liên Chiểu được xem là địa phương đầu tiên trên địa bàn TP Đà Nẵng triển khai thí điểm 3 phòng học số và thư viện số trong trường học, giúp học sinh tiếp cận công nghệ thông tin trong học tập.
Ngọc Phó
16:21 21/11/2024Vũ Linh
19:00 20/11/2024Vũ Linh
16:22 20/11/2024Trà Vân
16:21 20/11/2024Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh