Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 18/07/2023 - 21:54
(Thanh tra) - Theo Thứ trưởng Bộ Công thương, giá điện luôn được Trung ương xác định phải theo cơ chế thị trường, dần dần xóa bỏ bù chéo.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An. Ảnh: Đ.X
Trong khuôn khổ hoạt động giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021, đoàn giám sát phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức hội thảo với chủ đề “Chính sách giá điện, thị trường điện Việt Nam: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp”, ngày 18/7.
Luật hóa quy định điều chỉnh giá điện
Theo nhận định của Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy, chính sách giá điện, thị trường điện là những vấn đề cốt lõi với sự phát triển ngành Điện, tác động trực tiếp đến kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp và đời sống người dân.
Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) Trần Tuệ Quang nếu quan điểm giá điện là mặt hàng nhạy cảm, việc thay đổi giá điện có thể ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô, đời sống người dân, nên trong một số năm, giá điện đã được giữ ổn định.
Vì vậy, ông Quang cho rằng, cần nghiên cứu để luật hóa quy định về cơ chế điều chỉnh giá điện.
“Cần thiết quy định chính sách giá điện theo cơ chế thị trường và hoạt động mua bán điện đảm bảo sự phát triển của thị trường điện. Mục tiêu là thực hiện giá điện theo cơ chế thị trường, thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh, minh bạch, công bằng, điều hành giá điện qua hoạt động mua bán điện”, ông Quang nói.
Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực đề nghị ban hành nghị định về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện với thẩm quyền thuộc Chính phủ và đơn vị điện lực; bổ sung chính sách giá điện theo vùng miền, phản ánh chi phí bán lẻ điện cho nhóm khách hàng.
Trong khi đó, PGS. TS Bùi Xuân Hồi, Hiệu trưởng Cao đẳng Điện lực miền Bắc đánh giá, dù đã có Quyết định 24/2017 về cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân, song việc điều chỉnh giá lại không diễn ra mang tính định kỳ hay quy định.
Dẫn chứng đợt điều chỉnh giá điện gần nhất vào tháng 5, sau 4 năm không điều chỉnh giá điện, ông Hồi cho rằng, việc này cho thấy điều tiết giá điện không theo tín hiệu của thị trường.
Theo chuyên gia, việc quá lâu không điều chỉnh giá điện sẽ khiến giá điện không phản ánh tín hiệu của thị trường và nguy cơ lỗ lớn có thể xảy ra. Như vậy, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không có khả năng tái đầu tư mở rộng hệ thống điện và không có khả năng thanh toán cho các đơn vị bán điện, dẫn tới nguy cơ an ninh trong cung cấp điện không được đảm bảo.
“Không điều chỉnh giá sẽ gây áp lực lớn cho nền kinh tế, các hộ tiêu dùng và thực thi lộ trình tái cấu trúc ngành Điện”, ông Hồi nói thêm. Từ đó, ông nhấn mạnh, các quyết định pháp lý về lộ trình tái cấu trúc ngành Điện cần điều chỉnh thực tế và khả thi hơn.
Cung cấp đủ điện với giá hợp lý
Từ góc độ quản lý Nhà nước, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho rằng vẫn phải tiếp tục điều hành giá điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, vì dù có hình thành thị trường bán lẻ điện, Nhà nước vẫn phải kiểm soát.
“Giá năng lượng, giá điện luôn được Trung ương xác định phải theo thị trường, dần dần xóa bỏ bù chéo. Cơ cấu ngành Điện thế nào thì Nhà nước vẫn phải kiểm soát, kiểm soát ở mức độ nào để tăng cạnh tranh, minh bạch là quan trọng”, ông An nêu ý kiến.
Thứ trưởng Bộ Công thương nói, về giá điện, không phải chi phí của riêng EVN, mà là chi phí toàn ngành, của các loại hình doanh nghiệp tham gia vào hoạt động điện lực cho tới khâu bán lẻ cuối cùng.
“Câu chuyện giá điện gắn chặt với chuyện quản lý của ngành Điện. Tái cơ cấu gì thì cơ cấu, mục tiêu số 1 là phải đủ điện. Giá điện phải tối ưu nhất và thực sự minh bạch dù là Nhà nước hay tư nhân làm”, Thứ trưởng An nêu quan điểm.
Trao đổi thêm với báo chí, TS Nguyễn Đình Cung cũng đề nghị giảm, tiến tới xoá bỏ bù chéo về giá bản lẻ điện, thực hiện một mức giá bán lẻ đối với hộ tiêu dùng sinh hoạt và một mức giá bán lẻ đối với sản xuất kinh doanh, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định.
Theo ông Cung, thực tế hơn 10 năm qua cho thấy, có sự bù chéo phổ biến trong giá bán lẻ điện giữa các nhóm hộ tiêu dùng điện và trong nội bộ từng nhóm.
Ông ví dụ trong nhóm điện sinh hoạt, thì nhóm tiêu dùng nhiều điện bù cho nhóm tiêu dùng ít điện; giữa các nhóm, thì nhóm tiêu dùng sinh hoạt và nhóm kinh doanh phải trả giá cao hơn, và nhóm các ngành sản xuất thường phải trả mức giá thấp hơn.
Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho rằng, chính sách giá điện của Việt Nam thời gian qua đã góp phần vào ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, nhưng cũng bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế.
Theo ông, có ý kiến cho rằng cơ cấu phát điện, điều chỉnh giá điện chưa bù đắp được chi phí đầu vào và đảm bảo lợi nhuận hợp lý; cơ cấu biểu giá bán lẻ chưa phù hợp, chưa có lộ trình cụ thể để áp dụng giá điện hai thành phần…
Tái cơ cấu ngành Năng lượng để từng bước hình thành thị trường năng lượng cạnh tranh lành mạnh trong đó có thị trường điện thực hiện còn chậm, còn tình trạng độc quyền Nhà nước trong một số lĩnh vực năng lượng.
Những tồn tại, hạn chế và khó khăn, vướng mắc về giá điện, thị trường điện hiện nay, theo ông Hải, ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành Điện, ngành Năng lượng và sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước.
“Cần có cách làm mới, giải pháp đột phá tháo gỡ vướng mắc, vượt qua khó khăn, bảo đảm mục tiêu cung cấp đủ điện cho nền kinh tế, cho sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân với giá cả hợp lý trong một thị trường lành mạnh, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia”, ông Hải nói và cho hay đây cũng là mục tiêu của đoàn giám sát chuyên đề được Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao phó.
Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường tiếp tục cùng với các chuyên gia, nhà khoa học nghiên cứu, tiếp thu ý kiến để hoàn thiện dự thảo báo cáo của đoàn giám sát.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Góp ý tại tổ về Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sáng 22/11, đại biểu Quốc hội đề nghị áp dụng một mức thuế ưu đãi chung với báo chí là 10%, và có thể giảm sâu hơn nữa.
Hương Giang
11:45 22/11/2024(Thanh tra) - Cơ quan thẩm tra là Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đề nghị làm rõ khả năng thu thuế doanh nghiệp trên thực tế với các doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam cung cấp hàng hoá vào Việt Nam thông qua các giao dịch trên sàn thương mại điện tử, nền tảng số.
Hương Giang
10:49 22/11/2024Hương Giang
09:25 22/11/2024Hương Giang
17:00 21/11/2024Hương Giang
15:59 21/11/2024Hương Giang
12:17 21/11/2024Nhật Minh
N. Phê - L. Bình
Trần Quý
Thái Hải
Văn Thanh
Văn Thanh
Văn Thanh
Trần Quý
Vũ Linh
Phương Anh
Phương Hiếu