Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Luật Khen thưởng mới chưa quy định tặng “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú” với nhà văn, kiến trúc sư

Hương Giang

Thứ tư, 15/06/2022 - 18:11

(Thanh tra) - Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) được Quốc hội thông qua chưa quy định kiến trúc sư, nhà văn, nhiếp ảnh, “soạn giả” sân khấu là đối tượng được xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý Dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi). Ảnh: Đ.X

Chiều ngày 15/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).

Trước khi đại biểu bấm nút biểu quyết, trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự án luật, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, đa số ý kiến phát biểu tại hội trường đồng ý với phương án 1 bổ sung đối tượng xét tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”.

Cụ thể, phương án 1 là bổ sung các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực nhiếp ảnh, kiến trúc, văn học, “soạn giả” sân khấu.

Một số đại biểu đề nghị có đánh giá tác động việc mở rộng đối tượng xét tặng danh hiệu này để Quốc hội có căn cứ xem xét, quyết định; với nhà văn và kiến trúc sư, đề nghị nghiên cứu thêm cho phù hợp và tạo sự đồng thuận cao…

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, việc rà soát để tiếp tục bổ sung người sáng tạo tác phẩm văn hóa, nghệ thuật thuộc đối tượng được xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” là cần thiết, đảm bảo nguyên tắc “công bằng” trong khen thưởng.

“Tuy nhiên, đây là vấn đề mới, trong thời gian ngắn chưa thể đánh giá tác động kỹ lưỡng, đầy đủ”, ông Cường nói.

Do đó, sau khi lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với Chính phủ, cơ quan chủ trì thẩm tra và các cơ quan, tổ chức liên quan là chỉ quy định trong luật những vấn đề “đã chín, đã kỹ, đã rõ”.

Theo đó, tại Điều 66 quy định danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” để tặng cho cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật gồm: Diễn viên, đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật, chỉ huy dàn nhạc, biên đạo, quay phim, nhạc sĩ, họa sĩ, phát thanh viên.

Còn người sáng tạo tác phẩm văn hóa nghệ thuật không thuộc đối tượng trên thì Quốc hội giao Chính phủ quy định trên cơ sở tiêu chuẩn khung chung để tặng danh nhiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” quy định tại Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).

Khi thảo luận dự thảo luật cũng có đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung hình thức “Thư khen”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, hình thức “Thư khen” trong thời gian qua được thực hiện theo quy định của khoản 2 Điều 101 Luật Thi đua, khen thưởng hiện hành (khoản 1 Điều 81 Dự thảo Luật), rất đa dạng, gắn với cá nhân người đứng đầu cơ quan, tổ chức, có tác dụng kịp thời biểu dương gương tốt, việc tốt, động viên, khuyến khích cá nhân, tập thể hăng hái thi đua, làm việc tốt, có nhiều hành động tốt.

Vì vậy, nếu luật hóa, một mặt, sẽ không tạo sự chủ động, linh hoạt; mặt khác, phải xác định chủ thể có thẩm quyền quyết định tặng; vị trí của “Thư khen” trong các hình thức khen thưởng; quy trình, thủ tục xét tặng; các tiêu chuẩn xét tặng trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc “không khen thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được”.

“Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin phép Quốc hội không luật hóa hình thức “Thư khen" mà thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 81 Dự thảo Luật”, ông Bùi Văn Cường nói.

Như vậy, khi Luật Thi đua, Khen thưởng (sửa đổi) được thông qua thì “ngoài các hình thức khen thưởng được quy định tại luật này, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể thực hiện các hình thức động viên đối với cá nhân, tập thể có thành tích để kịp thời nêu gương trong lao động, sản xuất, công tác và động viên phong trào thi đua, phù hợp với các nguyên tắc do luật này quy định”.

Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) có 96 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2024.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Minh Tân

17:29 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm