Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Lo xây trung tâm văn hóa ở nước ngoài khánh thành xong rồi “sống ngắc ngoải”

Hương Giang

Thứ tư, 19/06/2024 - 12:37

(Thanh tra) - Tranh luận về xây trung tâm văn hóa ở nước ngoài, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu nói, nếu cứ theo cách đang làm, có thể có những trung tâm này để hánh thành và giải ngân, nhưng rồi cũng sẽ chết yểu hoặc sống ngắc ngoải.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu. Ảnh: P.Thắng

Sáng 19/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Rõ chỉ tiêu xây bao nhiêu trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài

Nêu ý kiến, đại biểu Nguyễn Văn Mạnh (Vĩnh Phúc) đề cập việc chương trình đặt mục tiêu xây dựng một số trung tâm văn hóa ở nước ngoài, nhưng chưa có chỉ tiêu cụ thể.

Ông Mạnh đề nghị quy định rõ chỉ tiêu từ nay tới năm 2035 sẽ xây dựng bao nhiêu trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài để thực hiện.

Dùng quyền tranh luận, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Bình Định) nói, xây dựng trung tâm văn hóa ở nước ngoài là ý tưởng hay nhưng không mới và rất khó khả thi.

“Đầu tư cơ sở vật chất ở các nước phát triển là vô cùng đắt đỏ, nhưng mối lo hơn là duy trì và phát triển hiệu quả”, ông Hiếu nhấn mạnh.

Đại biểu đoàn Bình Định lo ngại thiếu người có tâm huyết và trình độ vận hành các trung tâm này khi tư duy nhiệm kỳ là rào cản lớn nhất trong xây dựng chương trình dài hạn và chiều sâu.

“Nếu cứ theo cách đang làm, chúng ta cũng có thể có những trung tâm văn hoá ở nước ngoài để cắt băng khánh thành và giải ngân, nhưng rồi cũng sẽ chết yểu hoặc sống ngắc ngoải như một vài cơ sở hiện nay”, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu phát biểu.

Đầu tư bài bản, tường minh, mới chấn hưng được văn hóa

Thay vì xây dựng trung tâm văn hóa ở nước ngoài, ông Hiếu góp ý, nên chăng hỗ trợ các hội đoàn người Việt, kiều bào tự tổ chức và quản lý các trung tâm văn hóa, thương mại, dịch vụ tại các nước và họ tự vận hành, trang trải kinh phí bằng chính các dịnh vụ như nhà hàng, ẩm thực, siêu thị, hàng hóa…

Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh (Vĩnh Phúc). Ảnh: P.Thắng

Hỗ trợ chương trình cụ thể về tiếng Việt, những nước có người Việt Nam sinh sống nhiều, ban hành đánh giá quy chuẩn trình độ học tiếng Việt, tổ chức thi và công nhận trình độ, trung tâm ở nước ngoài được hỗ trợ khi đạt được số lượng theo đặt hàng…

Vấn đề khác trong phát triển văn hóa Việt Nam vươn tầm thế giới, theo đại biểu Nguyễn Lân Hiếu, có thể lựa chọn phương án thông qua các sản phẩm nghệ thuật như triển lãm tranh, chương trình văn nghệ hay các bộ phim.

Ông lưu ý, cần có kế hoạch tổng thể để tránh lãng phí, và hạn chế xin - cho trong quá trình chấp thuận các chương trình được ngân sách Nhà nước hỗ trợ.

“Tài năng văn hóa nghệ thuật của người Việt Nam ở nước ngoài chưa được phát huy. Cần đầu tư xây dựng mạng lưới Hội sinh hoạt của người Việt trên thế giới”, ông Hiếu nêu.

Ông dẫn chứng mô hình hội đồng hương của Trung Quốc đã hỗ trợ rất nhiều trong việc bảo hộ công dân tại nước ngoài. Trong khi đó, chúng ta đã có Hội Liên lạc người Việt Nam tại nước ngoài nhưng không có nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên.

“Đầu tư bài bản, tường minh, xuất phát từ con người chúng ta mới chấn hưng được nền văn hóa đang còn có quá nhiều vấn đề”, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh.

Trách nhiệm với từng đồng tiền bỏ ra

Nhiều đại biểu cũng bày tỏ băn khoăn về tính khả thi của chương trình. Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân (Bình Dương), chương trình đề xuất tổng mức đầu tư 256.000 tỷ đồng cho 3 giai đoạn, tương đương gần 11 tỷ USD.

Đại biểu thấy căn cứ xác định tổng mức đầu tư của chương trình không tương thích với 10 chương trình thành phần.

Đại biểu Nguyễn Quang Huân. Ảnh: P.Thắng

Tổng mức đầu tư chương trình đưa ra để Quốc hội phê duyệt thiếu cơ sở thực tế, gây khó khăn cho điều hành Chính phủ sau này, theo ông Huân.

Vì vậy, đại biểu đoàn Bình Dương góp ý, “cần rà soát 10 thành phần chương trình bao trùm hết mục tiêu và hướng tới giá trị cốt lõi, sau đó khai toán chi phí từng năm, bám sát từng thành phần ấy và các hạng mục được quy ra % GDP ước tính từng năm”.

Chung mối quan tâm, đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam) nói, “hồ sơ của dự thảo, liệu đã đúng, đủ và phù hợp với luật đầu tư công chưa. Tôi thấy vẫn còn phân vân”.

Đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) cho rằng phạm vi và quy mô chương trình này là rất lớn, với 10 nội dung thành phần và hàng trăm các hoạt động chi tiết. “Chúng ta đang ở rừng chi tiết nên cần đánh giá hết sức rõ, lĩnh vực nào cần được ưu tiên và quan tâm thực hiện”, ông An nêu.

Góp ý nên ưu tiên vấn đề cấp bách, đại biểu đoàn Đồng Nai nhấn mạnh, với nguồn vốn lớn, cần có trách nhiệm với từng đồng tiền bỏ ra. Ông cũng băn khăn khi chưa rõ căn cứ vào vào đâu để xác định tổng mức đầu tư chương trình là 256.000 tỷ đồng.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sàn thương mại điện tử, nền tảng số có thể phải nộp thuế doanh nghiệp

Sàn thương mại điện tử, nền tảng số có thể phải nộp thuế doanh nghiệp

(Thanh tra) - Cơ quan thẩm tra là Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đề nghị làm rõ khả năng thu thuế doanh nghiệp trên thực tế với các doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam cung cấp hàng hoá vào Việt Nam thông qua các giao dịch trên sàn thương mại điện tử, nền tảng số.

Hương Giang

10:49 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm