Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 05/05/2020 - 16:32
(Thanh tra) – Giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 đạt dưới 100% thì không xét thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ; xử lý nghiêm cán bộ nhũng nhiễu khi thực thi công vụ; giảm 2% lãi suất cho vay trực tiếp, cho vay gián tiếp… là những nội dung trong dự thảo Nghị quyết mới của Chính phủ.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: Quang Hiếu
Phát biểu tại phiên họp Chính phủ ngày 5/5, Thủ tướng quán triệt tinh thần quyết liệt tháo gỡ, không để tình trạng trì trệ, chậm trễ như thời gian qua ở một số bộ, ngành, địa phương, một số công trình.
Về giải ngân nguồn vốn đầu tư công trong năm nay khoảng 700.000 tỷ đồng, theo Thủ tướng, đây là vấn đề vô cùng quan trọng.
“Các đồng chí phải xông vào trận, nếu có vướng mắc thì báo cáo kịp thời, bám ngày, bám đêm để triển khai cho được; không được để ngành nào, địa phương nào không giải ngân hết số vốn”, Thủ tướng yêu cầu.
Cũng tại phiên họp, trình bày dự thảo Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, dự thảo đã nêu rõ các giải pháp để nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư công.
Theo đó, yêu cầu phải phân công lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện từng dự án, lập kế hoạch giải ngân của từng dự án, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho từng dự án.
Kết quả giải ngân của từng dự án được phân công theo dõi là căn cứ chủ yếu để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm 2020.
“Trường hợp không hoàn thành kế hoạch giải ngân theo tiến độ đề ra, kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu, cá nhân liên quan; trường hợp kết quả giải ngân năm 2020 đạt dưới 100% thì không xét thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ và cho người đứng đầu, chủ đầu tư dự án và các cá nhân liên quan năm 2020”, Bộ trưởng Dũng cho biết nội dung dự thảo Nghị quyết.
Xử nghiêm cán bộ nhũng nhiễu doanh nghiệp
Ông Dũng cũng cho biết, để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, ngoài các giải pháp về miễn, giảm, hoãn nộp, gia hạn tiền thuê đất, thuế, phí, lệ phí, giá… Chính phủ dự kiến giảm 2% lãi suất cho vay trực tiếp, cho vay gián tiếp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc đối tượng hỗ trợ của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Cùng với đó, sẽ cắt giảm 30% kinh phí hội họp, đi công tác trong nước; 50% kinh phí đi công tác nước ngoài của các bộ, cơ quan và địa phương.
Các bộ, cơ quan, địa phương được yêu cầu phải khẩn trương đẩy nhanh tiến độ xem xét, giải quyết thủ tục đầu tư cho các dự án theo đề xuất của doanh nghiệp; không để chậm trễ, tồn đọng hồ sơ chưa giải quyết.
Nâng cao tinh thần, thái độ, năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ ở vị trí thực thi chính sách; phát huy tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp.
Thanh tra Chính phủ, thanh tra các bộ, ngành, địa phương rà soát lại kế hoạch thanh tra, kiểm tra để hạn chế, giảm các hoạt động thanh tra, kiểm tra.
Dự thảo cũng nêu rõ, các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục rà soát, cắt giảm triệt để các thủ tục hành chính còn chồng chéo, vướng mắc, không cần thiết trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền của cơ quan mình.
Cùng với đó, có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với cá nhân, tập thể suy thoái về đạo đức nghề nghiệp, cố tình gây khó khăn, nhũng nhiễu trong xử lý công vụ.
Một số ngành, lĩnh vực đình trệ, “đóng băng”
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, các cân đối lớn về tài chính, tiền tệ, tín dụng cơ bản được giữ vững.
Tăng trưởng GDP quý I năm 2020 chỉ đạt mức 3,82%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu cả năm được Quốc hội thông qua (6,8%). Nhưng trong bối cảnh hiện nay, đây là mức tăng trưởng khá so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Tuy nhiên, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng sâu và rộng đến mọi mặt của kinh tế - xã hội. Đáng lưu lý, khả năng chống chịu của nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu tới hạn.
“Hầu hết các ngành, lĩnh vực sản xuất và dịch vụ đều giảm, trong đó một số ngành, lĩnh vực đình trệ hoặc đóng băng, gần như không có hoạt động sản xuất, kinh doanh như các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch, vận tải…”, Bộ trưởng Dũng nói.
Cụ thể hơn, kết quả khảo sát 126.565 doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy 85,7% số doanh nghiệp trên cả nước bị tác động của dịch. Trong đó khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chịu tác động mạnh nhất với tỷ lệ lần lượt là 86,1% và 85,9%, nông lâm nghiệp và thủy sản là 78,7%.
Một số ngành tất cả các doanh nghiệp bị ảnh hưởng như hàng không là 100%, dịch vụ lưu trú là 97,1%, dịch vụ ăn uống 95,5%, đại lý du lịch là 95,7%, giáo dục đào tạo là 93,9%.
Chưa điều chỉnh các chỉ tiêu kinh tế - xã hội
Những tháng cuối năm, dự báo kinh tế nước ta tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Vấn đề đặt ra là có điều chỉnh chỉ tiêu kinh tế -xã hội năm 2020 hay không?
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, cần có những đánh giá, phân tích thận trọng cả tình hình trong nước, quốc tế, nhất là liên quan đến các cân đối lớn của nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô.
“Để có đầy đủ cơ sở nhận định, phân tích tình hình và dự báo kết quả thực hiện cả năm sát với thực tiễn, từ đó có những kiến nghị điều chỉnh phù hợp, cần có thêm dữ liệu về tình hình quý II và 6 tháng đầu năm 2020”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.
Do đó, ông Dũng đề nghị, Chính phủ, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch Đầu tư tổng hợp, xây dựng các phương án điều chỉnh chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 báo cáo tại phiên họp thường kỳ tháng 6 tới.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.
Chính Bình
21:26 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
T.T
21:06 12/12/2024Hương Giang
20:49 12/12/2024Thu Huyền
20:30 12/12/2024Trọng Tài
20:27 12/12/2024Trần Kiên
19:26 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC