Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Sẽ lập tổ công tác đặc biệt kiểm tra việc giải ngân 700 nghìn tỷ vốn đầu tư công

Thứ sáu, 10/04/2020 - 14:15

(Thanh tra) – Để giải ngân hết gần 700.000 tỷ đồng vốn đầu tư công trong năm 2020, một trong những giải pháp đưa ra là thành lập tổ công tác đặc biệt để kiểm tra vấn đề này…

Toàn cảnh phiên họp đầu cầu Chính phủ. Ảnh: Quang Hiếu

Sáng 10/4, diễn ra hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương để bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; hỗ trợ người dân, bảo đảm an sinh xã hội; bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

Hà Nội kiến nghị có cơ chế đặc thù về giải phóng mặt bằng

Theo báo cáo, số vốn cần phải giải ngân hết trong năm 2020 là rất lớn (gần 700.000 tỷ đồng, tương đương 30 tỷ USD) với tinh thần là không để dồn vào cuối năm.

Chế tài nào đặt ra trong vấn đề này? Theo Thủ tướng, cần kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương không chịu giải ngân, nếu đến tháng 9 không giải ngân được thì báo cáo Quốc hội điều chuyển vốn; thành lập tổ công tác đặc biệt để kiểm tra vấn đề này…

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ cũng cho biết, Thành uỷ đã chỉ đạo và sẽ thành lập Ban Chỉ đạo, một tổ đặc nhiệm để rà soát, giải quyết hết tất cả các điểm nghẽn đầu tư công.

Theo ông Huệ, năm 2020, TP có 125 dự án chuyển tiếp từ năm trước sang thì quý I  đã hoàn thành 25 dự án và sẽ tiếp tục. Còn 84 dự án mới thì đã khởi công giải ngân được 30 dự án, còn lại đã xong chủ trương đầu tư, đang tìm hoặc đã tìm xong nhà thầu khởi công.

Hà Nội kiến nghị, Chính phủ, Thủ tướng quan tâm chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh dự án đô thị Cát Linh - Hà Đông.

“Chúng tôi mong muốn là các công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn, đặc biệt là đường vành đai 3 trên cao từ Mai Dịch tới cầu Thăng Long tới tháng 9 này sẽ hoàn thành như một công trình chào mừng đại hội TP”, Bí thư Hà Nội nói.

Ông Huệ cũng đề xuất với Thủ tướng cho phép áp dụng cơ chế, quy trình đặc thù về giải phóng mặt bằng; sớm trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Nghị định sửa đổi Nghị định 63 về một số cơ chế đặc thù cho Thủ đô để có điều kiện đẩy nhanh phát triển kết cấu hạ tầng…

Từ điểm cầu Hà Nội, Bí thư Vương Đình Huệ kiến nghị, Chính phủ quan tâm có cơ chế đặc thù cho Thủ đô để đẩy nhanh phát triển kết cấu hạ tầng. Ảnh: QH

Cũng theo Bí thư Hà Nội, dịch đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng của TP. Bên cạnh đó, ngân sách của TP có thể sụt giảm từ 10.000 đến 12.000 tỷ đồng nhưng TP quyết tâm không cắt giảm đầu tư công, tiếp tục đeo bám mục tiêu giải ngân.

Phải cắt giảm ít nhất 30% kinh phí hội nghị, công tác trong nước

Tăng trưởng đạt thấp cũng là một trong những nguyên do khiến thu ngân sách Nhà nước năm nay sẽ khó khăn.

Nhìn tổng thể cả nước, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, ở phương án tích cực nhất khi dịch kết thúc vào quý II, tăng trưởng GDP đạt 5,3%, giá dầu bình quân 35 USD một thùng và khoản thu từ thoái vốn, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước không đạt thì ngân sách Nhà nước sẽ hụt thu 140.000 - 150.000 tỷ đồng. Trong đó, thu từ ngân sách Trung ương giảm 100.000-110.000 tỷ đồng, và ngân sách địa phương giảm 40.000 tỷ đồng.

Nếu GDP dưới 5%, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, thu ngân sách Nhà nước sẽ giảm lớn hơn, nhất là số thu ở các lĩnh vực đang đình trệ vì Covid-19 như dịch vụ, du lịch, logistics... và các địa phương Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ninh...

Do đó, Bộ Tài chính, kiến nghị Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cắt giảm ít nhất 30% kinh phí hội nghị, công tác trong nước, 50% công tác phí nước ngoài.

Các địa phương ngoài sử dụng nguồn dự phòng, dự trữ tài chính ngân sách địa phương, phải chủ động sử dụng từ nguồn tăng thu và kinh phí cải cách tiền lương còn dư để xử lý phát sinh. Tiết kiệm tối đa sử dụng dự phòng ngân sách, trước mắt dùng 50% dự phòng ngân sách trung ương và địa phương cho các nhiệm vụ khắc phục hậu quả Covid-19, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Cũng theo dự báo của Bộ Tài chính, bội chi ngân sách năm nay có thể tăng thêm 1,5-1,6% GDP. Ngay trường hợp kiểm soát được số tuyệt đối bộ chi thì tỷ lệ bội chi so với GDP dự kiến vẫn tăng, do quy mô GDP không đạt kế hoạch.

Để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, Thủ tướng cho biết, có 2 gói chính sách về tiền tệ và tài khóa.

Về gói chính sách tiền tệ (với tổng số 300.000 tỷ đồng), tinh thần là không để doanh nghiệp (DN) thiếu vốn tín dụng, tạo thuận lợi để DN tiếp tục duy trì, phát triển sản xuất, tiếp tục giảm hơn nữa lãi suất cho vay, cả khoản vay hiện có và vay mới, ngành ngân hàng cả nước đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Gói giãn, hoãn thuế với tổng số tiền khoảng 185.000 tỷ đồng và 98% số DN sẽ được hưởng lợi.

Ngoài ra, còn có gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng...

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thành lập thanh tra chuyên ngành di sản văn hóa

Thành lập thanh tra chuyên ngành di sản văn hóa

(Thanh tra) - Chiều 23/11, với 413/422 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Di sản văn hóa sửa đổi, trong đó có quy định về thành lập thanh tra chuyên ngành di sản văn hóa.

Hương Giang

16:19 23/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm