Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hơn 9.000 nhân viên y tế nghỉ việc, cần chính sách giữ chân

Hương Giang

Thứ hai, 11/11/2024 - 16:54

(Thanh tra) - Tình trạng nhân viên ngành Y tế nghỉ việc rất bức xúc khi thời gian qua lên tới hơn 9.000 người. Bộ Y tế đã và đang tích cực triển khai các giải pháp để giữ chân đội ngũ nhân viên y tế, theo Bộ trưởng Đào Hồng Lan.

Sẵn sàng trả kinh phí đào tạo để chuyển sang bệnh viện tư

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chiều 11/11, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Yến Nhi (Bến Tre) nêu, thời gian qua, sau khi được đào tạo theo địa chỉ, các bác sĩ không công tác theo sự phân công của cơ quan có thẩm quyền hoặc làm việc không đảm bảo thời gian theo cam kết. Họ sẵn sàng bồi hoàn kinh phí đào tạo để chuyển sang các bệnh viện tư.

Điều này, theo đại biểu, làm ảnh hưởng đến ngân sách Nhà nước, cơ hội của người khác, cũng như ảnh hưởng đến việc bố trí nhân sự của các cơ sở y tế công lập.

Bà cho biết, qua khảo sát, lãnh đạo một số bệnh viện địa phương đề nghị cần xem xét quy định hành vi trên là vi phạm đạo đức nghề nghiệp thuộc trường hợp phải thu hồi giấy phép hành nghề theo quy định tại Điều 35 của Luật Khám bệnh chữa bệnh.

“Bộ trưởng có giải pháp gì để hạn chế tình trạng này trong thời gian tới?”, bà Yến Nhi chất vấn.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Yến Nhi (Bến Tre). Ảnh: P.Thắng

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định năm 2022, tình trạng nhân viên ngành Y tế nghỉ việc rất bức xúc khi con số lên tới hơn 9.000 người.

Để giữ chân đội ngũ nhân viên y tế, Bộ Y tế đã và đang tích cực triển khai các giải pháp. Trong đó, Bộ Y tế đang tập trung sửa Nghị định 56 về chế độ phụ cấp ưu đãi với nhân viên y tế; sửa đổi Quyết định 73 về chế độ tiền trực, phụ cấp đặc thù với nhân viên ngành Y tế.

Nhiều địa phương cũng đánh giá tình hình để có chính sác thu hút giữ chân nhân viên đội ngũ y tế công lập.

“Đội ngũ nhân viên y tế công lập chiếm 95% tổng số cán bộ nhân viên y tế phục vụ người dân. Đây là lực lượng rất quan trọng, nếu không có chính sách tốt để giữ chân đội ngũ này sẽ khó khăn”, Bộ trưởng Bộ Y tế nói.

Ở vị trí điều hành, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Bộ trưởng Đào Hồng Lan trả lời nội dung này bằng văn bản vì “câu hỏi của đại biểu Yến Nhi không thuộc lĩnh vực trả lời chất vấn”.

Làm thế nào để mỗi người chỉ được cấp 1 giấy phép hành nghề y

Đặt vấn đề ngành Y tế chưa quản lý được giấy phép hành nghề, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế có giải pháp quản lý để đảm bảo mỗi người hành nghề chỉ được cấp 1 giấy phép hành nghề và đứng tên một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: P.Thắng

Với câu hỏi của đại biểu Kim Thúy, Bộ trưởng Bộ Y tế cho hay, Luật Khám chữa bệnh đã quy định 1 người chỉ có 1 giấy phép hành nghề.

Theo bà, ngành Y tế đã có phần mền quản lý người hành nghề khám chữa bệnh trên toàn quốc. Đến thời điểm nay đã có hơn 430.000/600.000 cán bộ y tế đã được cập nhật thông tin lên phần mềm quản lý. Tuy nhiên, do hệ thống này được xây dựng từ 2015 nên chưa thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của luật mới.

Để khắc phục hạn chế này, Bộ Y tế đang điều chỉnh nội dung, nâng cấp phần mềm này trên cơ sở kết nối hệ thống dịch vụ công trực tuyến của các địa phương, quốc gia và sử dụng các hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.

Thời gian tới, Bộ triển khai các giải pháp để có hệ thống thống nhất trên toàn quốc, bà Đào Hồng Lan khẳng định.

Nhà thuốc bệnh viện gặp khó khi đấu thầu thuốc

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy cho biết, theo phản ánh của các nhà thuốc bệnh viện, vẫn còn khó khăn trong đấu thầu thuốc và trên thực tế vẫn còn những thời điểm người dân khám bệnh xong nhưng không thể mua thuốc được tại nhà thuốc bệnh viện, ảnh hưởng đến việc điều trị.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy. Ảnh: P.Thắng

Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, vướng mắc này do đâu và bao giờ sẽ giải quyết được vướng mắc này?

Trả lời, Bộ trưởng Đào Đào Hồng Lan cho biết thời gian qua các cơ quan đã có nhiều giải pháp tháo gỡ vấn đề thiếu thuốc, nhất là quy định trong Luật Đấu thầu năm 2023.

Nhà thuốc bệnh viện do bệnh viện quản lý, tổ chức mua thuốc lẻ bán cho người dân khi có nhu cầu, không phải dùng ngân sách. Nhưng theo Luật Đấu thầu 2023, nhà thuốc bệnh viện cũng phải đấu thầu, nên thực tế gặp khó khăn.

Vì vậy, Luật Dược sửa đổi đang xin ý kiến Quốc hội sẽ giao lại quyền chủ động mua sắm cho nhà thuốc bệnh viện của cơ sở y tế, theo Bộ trưởng Bộ Y tế.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Quốc hội “chốt” được bán thuốc online từ 1/7/2025

Quốc hội “chốt” được bán thuốc online từ 1/7/2025

(Thanh tra) - Từ 1/7/2025, cơ sở kinh doanh dược được bán thuốc theo phương thức thương mại điện tử với thuốc không kê đơn, trừ thuốc phải kiểm soát đặc biệt, thuốc hạn chế bán lẻ, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược được Quốc hội thông qua.

Hương Giang

15:59 21/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm