Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ sáu, 09/07/2021 - 21:46
(Thanh tra) - Chiều 9/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 đã họp với các địa phương lân cận TP Hồ Chí Minh (Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh) để triển khai công tác phòng, chống dịch.
Với những khu vực đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, theo Phó Thủ tướng, các tỉnh phải làm rất nghiêm, tuyệt đối tránh tình trạng “ngoài chặt, trong lỏng”. Ảnh. Đ.Nam
Lấy mẫu phải đồng bộ với tốc độ xét nghiệm
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, về cơ bản đã hình thành “vành đai chống dịch” xung quanh TP Hồ Chí Minh. Các tỉnh tiếp tục tăng cường kiểm soát người ra, vào TP Hồ Chí Minh, bảo đảm lưu thông vận chuyển hàng hoá thuận lợi, không bị ách tắc.
Với những khu vực đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, theo Phó Thủ tướng, các tỉnh phải làm rất nghiêm, tuyệt đối tránh tình trạng “ngoài chặt, trong lỏng”.
Cần tập trung kiểm soát hoạt động của các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp theo hướng duy trì sản xuất nhưng tuyệt đối an toàn. Chính quyền địa phương vừa kiểm tra giám sát, vừa vận động người dân tuyệt đối không ra khỏi nhà khi không có việc cần thiết, xử lý nghiêm vi phạm.
Với công tác lấy mẫu, xét nghiệm phải có sự điều chỉnh phù hợp ở những địa bàn thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, “ai ở đâu, ở yên đấy”.
Các tỉnh phải kết hợp hài hoà, linh hoạt giữa việc triển khai xét nghiệm nhanh và xét nghiệm PCR phù hợp với từng tình huống, điều kiện cụ thể của diễn biến dịch bệnh, kết hợp với điều tra dịch tễ có trọng tâm tọng điểm, hiệu quả.
Phó Thủ tướng lưu ý, việc tổ chức lấy mẫu phải trọng tâm, trọng điểm, đến tận thôn, xóm, khu phố, tổ dân thậm chí đến từng gia đình; xây dựng và triển khai hệ thống nắm bắt, tiếp nhận thông tin sức khỏe của người dân, nhất là người già có bệnh nền, người có triệu chứng… và cử lực lượng đến xét nghiệm tại nhà.
“Tuyệt đối không để tình trạng tập trung đông người khi lấy mẫu xét nghiệm hay điểm tiêm vaccine”, một lần nữa Phó Thủ tướng yêu cầu, các địa phương đảm bảo tốc độ lấy mẫu phải đồng bộ với tốc độ xét nghiệm; trả kết quả xét nghiệm trong 24h, “không chạy theo phong trào”, không để tồn đọng mẫu.
Các địa phương cũng phải chuẩn bị sẵn sàng cơ sở điều trị theo mô hình 3 cấp, thiết lập các bệnh viện dã chiến trên cơ sở vật chất, hạ tầng sẵn có dành cho các F0 không có triệu chứng, có cơ chế theo dõi những F0 có triệu chứng nặng lên thì chuyển ngay lên cơ sở điều trị có năng lực tốt hơn.
Lưu ý biến chủng mới của virus có tốc độ lây lan rất mạnh, Phó Thủ tướng nêu rõ, trong tình huống có quá nhiều F1, các địa phương sẵn sàng phương án phân loại gia đình theo đối tượng, nơi ở phù hợp để tổ chức cách ly F1 tại nhà dưới sự giám sát của cơ quan y tế địa phương và tổ COVID cộng đồng, tránh cách ly quá nhiều F1 vào khu cách ly tập trung không bảo đảm điều kiện, để xảy ra lây nhiễm chéo.
Cho phép địa phương chỉ định thầu mua sinh phẩm xét nghiệm
Tại cuộc họp, lãnh đạo các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh kiến nghị, hỗ trợ trang thiết bị, nhân lực; gỡ vướng về cơ chế mua sắm máy xét nghiệm, sinh phẩm xét nghiệm phục vụ công tác phòng chống dịch.
Thường trực Ban Chỉ đạo nhấn mạnh các tỉnh phải kết hợp hài hoà, linh hoạt giữa việc triển khai xét nghiệm nhanh và xét nghiệm PCR phù hợp với từng tình huống, điều kiện cụ thể của diễn biến dịch bệnh, kết hợp với điều tra dịch tễ có trọng tâm, trọng điểm.
Hiện nay, các văn bản, hướng dẫn đã cho phép các địa phương vận dụng quy định chỉ định thầu để mua sinh phẩm xét nghiệm nhanh trong tình trạng dịch bệnh.
Trước băn khoăn của các địa phương, Ban Chỉ đạo sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ để ban hành thêm văn bản cho các tỉnh có đủ cơ sở pháp lý thực hiện.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết thêm, trong bối cảnh dịch bệnh, các cơ sở pháp lý cho phép thẩm quyền chỉ định thầu thuộc về các địa phương. Bộ Y tế đã công khai giá cả sinh phẩm, thiết bị trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
Với những loại sinh phẩm xét nghiệm nhanh đang khan hiếm, lãnh đạo Bộ Y tế đề nghị các tỉnh tham khảo sinh phẩm tương đương trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
Thường trực Ban Chỉ đạo cũng lưu ý cần phải kiểm soát chặt chẽ người từ TP Hồ Chí Minh về các địa phương theo đúng Công điện của Thủ tướng về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 để thực hiện “mục tiêu kép”.
Những người này phải khai báo y tế bắt buộc; chính quyền địa phương nơi đến phải lập danh sách quản lý, điều tra dịch tễ và có quyết định cách ly, xét nghiệm, theo dõi sức khỏe phù hợp với kết quả điều tra dịch tễ.
Cùng TP Hồ Chí Minh dập dịch trong thời gian sớm nhất
Báo cáo Phó Thủ tướng, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cho biết, đến thời điểm hiện tại Đồng Nai đã ghi nhận 160 ca mắc. Sau khi TP Hồ Chí Minh giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, Đồng Nai xác định sẽ tận dụng cơ hội này, cùng với TP Hồ Chí Minh quyết liệt truy vết, dập dịch trong thời gian sớm nhất.
Trong những ngày tới, Đồng Nai sẽ tiếp tục kiểm soát chặt người về từ TP Hồ Chí Minh, Bình Dương. Dự báo số ca mắc COVID-19 mới có thể tăng thêm, tỉnh đã chuẩn bị đầy đủ chỗ cách ly F1, chuẩn bị cơ sở điều trị các F0 (đã chuẩn bị được khoảng 1.600 giường),…
Cũng như Đồng Nai, tỉnh Tây Ninh cho biết, sẽ kiểm soát chặt người từ các địa phương ra vào tỉnh, cho kê khai y tế, lịch trình di chuyển, số điện thoại liên hệ,…
Với Bình Dương, sau khi ghi nhận 1.118 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng với 17 ổ dịch chính, tỉnh nhanh chóng tăng cường năng lực xét nghiệm, cách ly, điều trị để đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống dịch.
Đến nay, Bình Dương đã áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg đối với toàn TP: Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An; thị xã Tân Uyên, huyện Dầu Tiếng.
Bình Dương đã áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bắt buộc đối với người đến từ vùng dịch theo quy định; xây dựng phương án mở rộng thêm các khu cách ly tập trung (theo kế hoạch đáp ứng 20.000-30.000 giường) để chủ động đáp ứng kịp thời yêu cầu tiếp nhận người cần đưa đi cách ly tập trung.
Còn Long An, tỉnh đã áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 theo từng địa bàn; đồng thời đảm bảo giao lưu hàng hoá bình thường, phối hợp với các địa phương, giao trách nhiệm cho các đơn vị quản lý chuyên gia, nhà quản lý, công nhân lao động tại tỉnh…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương