Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bộ trưởng Y tế: TP Hồ Chí Minh cần chuẩn bị phương án có 50.000 ca mắc COVID -19

Hương Giang

Thứ năm, 08/07/2021 - 22:50

(Thanh tra) - Nhất trí ý kiến của Bộ trưởng Bộ Y tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị, TP Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan xây dựng kịch bản đến 50.000 ca mắc để bố trí đủ nguồn lực.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: Nhật Bắc

Ngày 8/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến với TP Hồ Chí Minh về công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn, sau khi TP đề xuất và Thủ tướng đồng ý áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg trên địa bàn TP từ 0h ngày 9/7.

TP Hồ Chí  Minh nên áp dụng 3 hình thức giãn cách

Tại cuộc họp, báo cáo tình hình, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long khuyến nghị TP Hồ Chí Minh áp dụng 3 hình thức giãn cách: toàn TP áp dụng theo Chỉ thị 16; một số khu vực nguy cơ cao thực hiện phong tỏa; khu vực vùng lõi áp dụng cơ chế như cách ly tập trung.

Theo ông Long, với vùng lõi nên tiến hành xét nghiệm 3 ngày/lần, với khu vực nguy cơ cao thì 5 đến 7 ngày/lần, với khu vực khác thì tầm soát, lấy mẫu gộp (Bộ Y tế khuyến nghị lấy mẫu gộp 5), lấy mẫu theo hộ gia đình.

Đáng chú ý, Tư lệnh ngành Y tế đề nghị, TP Hồ Chí Minh nên chuẩn bị 50.000 giường điều trị, bố trí riêng các khu điều trị tập trung cho bệnh nhân không có triệu chứng (chiếm khoảng 70% tổng số ca nhiễm).

Tất cả các bệnh viện trên toàn TP sẵn sàng điều trị bệnh nhân nặng. Khu cuối cùng là điều trị bệnh nhân nguy kịch, gồm Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện 115, Bệnh viên Nhân dân Gia Định.

“Việc phòng chống dịch tại TP Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần cho TP mà còn quyết định thành công trong phòng chống dịch của cả nước, nhất là các địa phương lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An”, Bộ trưởng Bộ Y tế nhìn nhận.

Bộ Y tế sẽ cử lực lượng (khoảng 10.000 cán bộ y tế) giúp TP lấy mẫu, xét nghiệm, điều trị... và thiết lập 24 đoàn công tác hỗ trợ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhất trí với ý kiến của Bộ trưởng Y tế là cần chuẩn bị cho phương án cao hơn, có thể đến 50.000 ca mắc COVID -19. Ông đề nghị, TP Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan xây dựng kịch bản đến 50.000 ca nhiễm để bố trí đủ nguồn lực.

Bộ trưởng Y tế cho biết, trong tháng 7, sẽ có 8,7 triệu liều vaccine về Việt Nam và sẽ ưu tiên cho TP Hồ Chí Minh, các tỉnh lân cận có dịch. Cạnh đó, ưu tiên lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch và phát triển kinh tế; người trên 65 tuổi và có bệnh lý nền.

Việc tiêm chia thành nhiều điểm nhỏ và chia theo khung giờ thay vì tập trung điểm lớn; bố trí 30 xe tiêm chủng lưu động cho một số khu vực dân cư. 

Nhấn mạnh Chính phủ tiếp tục ưu tiên vaccine cho TP Hồ Chí Minh và các địa phương trong khu vực, Thủ tướng yêu cầu, tổ chức tiêm nhanh chóng, kịp thời, an toàn, hiệu quả.

"TP thiếu bao nhiêu nhân lực, Bộ sẽ hỗ trợ bấy nhiêu"

Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cho biết, TP đã ban hành các kế hoạch với các đầu việc cụ thể, triển khai theo từng ngày để tận dụng tối đa 15 ngày thực hiện Chỉ thị 16 để đẩy lùi dịch bệnh.

TP Hồ Chí Minh đề nghị Bộ Y tế và các đơn vị liên quan hỗ trợ 500 chuyên gia, sinh viên ngành y tế công cộng, dự phòng để phục vụ công tác truy vết; 1.000 bác sĩ, 4.000 điều dưỡng để chuẩn bị phương án sẵn sàng điều trị cho 20.000 ca nhiễm.

“TP Hồ Chí Minh thiếu bao nhiêu nhân lực, Bộ sẽ hỗ trợ bấy nhiêu”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long phát biểu sau đó và khẳng định, Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ, trao đổi rất cụ thể với TP để chi viện, tăng cường lực lượng phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ.

Với ngành Công thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này là phối hợp cung ứng đầy đủ hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho người dân TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.

“Xin cam kết với Chính phủ, Thủ tướng, Bộ sẽ phối hợp cùng các địa phương cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân trong mọi tình huống”, Bộ trưởng Diên nói.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng khẳng định, Bộ Giao thông Vận tải đã có các hướng dẫn cụ thể như cấp phù hiệu ưu tiên cho các xe vận tải theo hình thức trực tuyến bất kể ngày đêm; tạo “luồng xanh” không dừng nhưng lái xe phải đáp ứng quy định phòng, chống dịch, tiền kiểm tại nơi xuất hàng, hậu kiểm tại nơi nhận hàng, chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về các lái xe…

Còn Bộ Công an thì đã tính toán các phương án, tình huống bảo đảm an ninh trật tự khi dịch kéo dài, tác động mạnh nhiều mặt tới đời sống xã hội và sẽ phối hợp tốt nhất với các cơ quan, địa phương trong công tác này.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Hoàng Nam

22:10 22/11/2024
Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Minh Tân

17:29 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm