Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 28/04/2025 - 13:55
(Thanh tra) - Dự thảo Luật Cán bộ, công chức bỏ quy định thi nâng ngạch, thay vào đó là cơ chế bổ nhiệm vào ngạch tương ứng với yêu cầu vị trí việc làm được giao đảm nhiệm theo năng lực, kết quả thực thi nhiệm vụ. Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói thêm, dự luật tiếp tục thể chế hóa chủ trương xóa tư duy “biên chế suốt đời”.
Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến sáng 28/4, trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp 9 dự kiến khai mạc đầu tháng 5 tới.
Sửa đổi Luật Cán bộ, công chức lần này, theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, là để thực hiện chủ trương của Đảng về tổ chức mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, gắn với yêu cầu tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
Không phân biệt công chức xã, tỉnh, Trung ương
Dự thảo luật sửa đổi gồm 7 chương, 52 điều (giảm 35 điều so với luật hiện hành). Bà Trà cho hay, dự thảo luật đã hoàn thiện các quy định nhằm thực hiện chủ trương xây dựng một nền công vụ thống nhất, liên thông, đồng bộ từ Trung ương đến cấp xã.
Theo đó, quy định chuyển tiếp để cán bộ, công chức cấp xã được bầu hoặc tuyển dụng trước ngày luật này có hiệu lực thi hành, nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì được chuyển thành cán bộ, công chức theo quy định của luật này.
Nội dung nữa, dự thảo luật quy định rõ việc đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức phải căn cứ vào yêu cầu của vị trí việc làm và năng lực, kết quả, hiệu quả thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức.
Quy định thi nâng ngạch bỏ, thay vào đó là cơ chế bổ nhiệm vào ngạch tương ứng với yêu cầu vị trí việc làm được giao đảm nhiệm theo năng lực, kết quả thực thi nhiệm vụ.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho hay, dự thảo luật đã hoàn thiện các quy định nhằm thực hiện chủ trương xây dựng một nền công vụ thống nhất, liên thông, đồng bộ từ Trung ương đến cấp xã. Ảnh:P.Thắng
Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng cho biết, công tác tuyển dụng công chức được đổi mới. Dự thảo luật quy định theo hướng người được tuyển chọn phải đáp ứng ngay yêu cầu của vị trí việc làm, sau khi trúng tuyển được bổ nhiệm, xếp lương ở ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm trúng tuyển và không phải thực hiện chế độ tập sự.
Song song là quy định việc đánh giá cán bộ, công chức phải căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ, sản phẩm công việc cụ thế theo yêu cầu của vị trí vệc làm đang đảm nhiệm, thay vì dựa trên các tiêu chí chung, hình thức hay cảm tính.
Dự thảo luật đồng thời quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong việc quản lý, đánh giá và sử dụng công chức đúng năng lực, đúng vị trí việc làm.
“Các nội dung sửa đổi, bổ sung nêu trên, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, hiện đại hóa công tác quản lý công chức theo hướng năng động, minh bạch, hiệu quả; đảm bảo nguyên tắc sử dụng đúng người, đúng việc, phát huy tối đa năng lực của cán bộ, công chức, đồng thời sàng lọc những trường hợp không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ”, bà Trà nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói thêm, dự thảo luật tiếp tục thể chế hóa chủ trương, định hướng siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; xóa bỏ tư duy “biên chế suốt đời”.
Đánh giá cán bộ, công chức chưa có giải pháp đột phá
Thẩm tra nội dung này, theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng, ủy ban này cơ bản tán thành việc tiếp tục giữ nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức là “kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế”.
Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến sáng 28/4, trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp 9 dự kiến khai mạc đầu tháng 5 tới. Ảnh: P.Thắng
Sửa đổi các quy định về đánh giá công chức để có cơ chế sàng lọc, khắc phục chế độ “biên chế suốt đời”, cũng nhận được sự đồng tình của cơ quan thẩm tra.
Tuy nhiên, theo ông Tùng, có ý kiến đề nghị cần đổi mới mạnh mẽ hơn theo hướng chuyển hoàn toàn sang quản lý theo vị trí việc làm, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện trả lương theo vị trí việc làm theo đúng tinh thần Nghị quyết 27 của Trung ương khóa XII.
Đi vào nội dung cụ thể về đánh giá cán bộ, công chức, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nhận thấy, chưa có giải pháp đột phá để khắc phục một trong những hạn chế phổ biến là còn hình thức, cảm tính, chưa thực chất, tâm lý nể nang, dĩ hòa vi quý dẫn tới việc đánh giá xếp loại công chức chưa phản ánh đúng thực chất.
Vì vậy, cơ quan thẩm tra đề nghị nghiên cứu, bổ sung các quy định về đánh giá cán bộ, công chức để khắc phục hạn chế này.
Ủy ban Pháp luật và Tư pháp cũng đề nghị tiếp tục rà soát các quy định về xếp loại, đánh giá và kỷ luật cán bộ, công chức để bảo đảm sự phù hợp, công bằng.
Theo dự thảo luật, cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm hoặc chỉ định giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp xã; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an; trong tổ chức cơ yếu mà không phải là người làm công tác cơ yếu, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương trình Thường trực Ban Bí thư ký các quyết định chỉ định nhân sự bí thư 23 tỉnh, thành mới. Còn Đảng ủy Chính phủ được giao khẩn trương ban hành quyết định chỉ định chủ tịch sau khi Bộ Chính trị, Ban Bí thư thông qua chủ trương.
Hương Giang
(Thanh tra) - Ngày 21/6, tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị trực tuyến kết nối với 39 điểm cầu trong toàn tỉnh nhằm chỉ đạo triển khai, vận hành thử nghiệm hoạt động mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Chính Bình
Chính Bình
Anh Huy - Hải Lương
Anh Huy - Hải Lương
Anh Huy - Hải Lương
Văn Thanh
Hương Giang
Chính Bình
Kim Thành
Trọng Tài
Văn Thanh
Minh Nghĩa
Anh Huy - Hải Lương
Chính Bình
Cao Huân
Trọng Tài