Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 19/01/2022 - 11:35
(Thanh tra) - Khẳng định Quốc hội sẵn sàng họp các kỳ họp bất thường để có quyết sách kịp thời, song ông Vương Đình Huệ cũng lưu ý, điều quan trọng là nội dung phải chuẩn bị kỹ lưỡng, đủ rõ mới quyết, cấp bách nhưng không nóng vội.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: Đ.X
Sáng ngày 19/1, tiếp tục Phiên họp thứ 7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV.
Chính sách phải sớm vào cuộc sống
Trình bày báo cáo, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, sau 4,5 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp bất thường lần thứ nhất đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và thành công rất tốt đẹp.
“Thành công của kỳ họp tiếp tục thể hiện tinh thần đổi mới, quyết liệt hành động vì lợi ích của nhân dân, luôn trăn trở, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp; khẳng định hoạt động của Quốc hội ngày càng đi vào chiều sâu, đoàn kết, dân chủ, gần dân, sát với thực tiễn”, ông Cường nhấn mạnh.
Tại kỳ họp bất thường, Quốc hội đã xem xét, thông qua 1 luật, 4 nghị quyết với sự thống nhất cao, trong đó có nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội với quy mô lớn nhất từ trước đến nay và chỉ thực hiện trong 2 năm 2022-2023.
Góp ý kiến, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh kỳ họp thành công về mọi mặt. Vấn đề bây giờ là tổ chức thực hiện sao cho tốt.
“Các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội phải giám sát ngay, giám sát thường xuyên để các chính sách mà Quốc hội đã quyết đi vào cuộc sống”, ông Nguyễn Khắc Định lưu ý.
Là một trong những cơ quan đảm trách nhiều việc nhất tại kỳ họp bất thường, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh thông tin các ý kiến phản hồi đánh giá các quyết sách vừa qua là rất cần thiết cho người dân, doanh nghiệp sau 2 năm chịu tác động của dịch bệnh.
Ông Thanh cũng chia sẻ có những việc “đi vào lịch sử bếp núc của Quốc hội”, như phải xin 17 chữ ký của các bên liên quan trước khi trình Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực 1 luật sửa 9 luật sau khi đại biểu ấn nút thông qua.
Nếu xuân, thu nhị kỳ 2 kỳ họp thường kỳ thì sẽ lỡ thời cơ
Báo cáo tổng kết cho thấy, dù Quốc hội họp trực tuyến cả kỳ, nhưng các đại biểu Quốc hội ở 63 điểm cầu rất tích cực tham gia thảo luận, nêu rõ quan điểm, tập trung vào nội dung của từng vấn đề cụ thể, tranh luận làm rõ nhiều vấn đề, đóng góp cho Quốc hội nhiều ý kiến rất xác đáng.
Các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và cơ quan liên quan đã phát huy tinh thần trách nhiệm, tận dụng tối đa thời gian kỳ họp, làm việc ngày đêm, để hoàn thiện các dự thảo luật, dự thảo nghị quyết bảo đảm chất lượng trình Quốc hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Vũ Quang Huy nói, thời gian kỳ họp ngắn trong khi nội dung phức tạp nên nếu không có sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan của Quốc hội và Chính phủ thì rất khó đạt kết quả như vừa qua.
“Tôi thấy Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Pháp luật, Văn phòng Quốc hội làm việc cả ngày lẫn đêm. Có ngày 8h tối 1 thông tin, 11h30 là 1 thông tin, 2h sáng rồi 5h sáng 1 thông tin đề nghị góp ý để chuẩn bị cho ngày làm việc hôm sau”, ông Vũ Quang Huy thông tin.
Kết luận nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định Kỳ họp bất thường lần thứ nhất cho thấy sự tìm tòi, trăn trở, đổi mới của Quốc hội trong thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói tại Kỳ họp thứ nhất là: “Quốc hội luôn tự hoàn thiện và đổi mới để đáp ứng yêu cầu thực tiễn”.
Nhấn mạnh “quyết đoán, quyết tâm và quyết định”, song ông Vương Đình Huệ cũng lưu ý “đoán được và chuẩn bị kỹ lưỡng, đủ rõ mới quyết, cấp bách nhưng không nóng vội” và Quốc hội sẵn sàng có thêm kỳ họp bất thường vì nếu cứ xuân, thu nhị kỳ 2 kỳ họp thường kỳ thì thời gian trôi qua sẽ lỡ thời cơ.
Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý các nội dung vừa được Quốc hội quyết sách không chỉ cấp thiết, đáp ứng đòi hỏi trước mắt mà còn có ý nghĩa chiến lược lâu dài, không chỉ trong các năm 2022, 2023 mà cho cả những nhăm tiếp theo và cả nhiệm kỳ. Theo ông, thành công của kỳ họp chỉ là bước đầu nên Chính phủ, cơ quan Quốc hội phải đôn đốc, kiểm tra, rà soát để tổ chức thực hiện ngay.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.
Chính Bình
21:26 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
T.T
21:06 12/12/2024Hương Giang
20:49 12/12/2024Thu Huyền
20:30 12/12/2024Trọng Tài
20:27 12/12/2024Trần Kiên
19:26 12/12/2024CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành
Cao Sơn
Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh