Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 12/11/2014 - 20:22
(Thanh tra) - Thảo luận tại tổ dự Dự thảo Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) chiều nay (12/11), đa số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nhấn mạnh, sửa luật này phải bảo đảm sự công bằng khi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không để tình trạng chỉ người nghèo, con nông dân mới đi nghĩa vụ…
ĐB Trương Trọng Nghĩa cho rằng, phải tạo sự "hấp dẫn" để người dân đi nghĩa vụ quân sự. Ảnh: Thảo Nguyên
Phải bảo đảm công bằng
Nhiều ĐBQH cho rằng, thu hẹp đối tượng được tạm hoãn đi nghĩa vụ quân sự sẽ “chặn” được tình trạng lợi dụng chính sách chốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự khiến đa số người được gọi chủ yếu từ các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, rất ít người ở thành thị, gia đình có điều kiện hay có trình độ học vấn cao khiến dư luận xã hội bất bình về tính công bằng xã hội trong tuyển nghĩa vụ quân sự.
Cho rằng nghĩa vụ quân sự là quyền và nghĩa vụ, tuy việc đóng tiền thay thế nghĩa vụ quân sự sẽ nhảy cảm, nhưng ĐB Đinh Xuân Thảo (TP Hà Nội) đề xuất, “nếu không thực hiện được thì phải có nghĩa vụ thay thế. Người nghèo không có tiền thì chấp nhận đi nghĩa vụ, còn con nhà giàu, có tiền thì cứ đóng tiền vào. Tôi cho như vậy là công bằng. Nguồn thu này là để xây dựng lực lượng vũ trang”.
ĐB Thảo lý giải, số lượng tham gia quân đội chỉ chiếm 6% so với số dân và người đến tuổi thực hiện nghĩa vụ từ 18 đến 27 tuổi. Vậy vấn đề này giải quyết như thế nào? Cho nên, phải tính làm sao để huy động được sức người, sức của đóng góp cho việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Không đồng tình, ĐB Đào Trọng Thi (Hà Nội) cho rằng, không có khái niệm thay thế làm mất đi nghĩa vụ thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc. Hơn nữa, công dân phải dành một thời gian tham gia hoạt động, rèn luyện kỹ năng quân sự và trong thời gian này được trang bị một số kỹ năng về quốc phòng, sau này họ sẽ là quân nhân dự bị, sẽ tham gia chiến đấu nếu cần thiết.
Từ thực tiễn, nhiều thanh niên lợi dụng “giấy gọi nhập học” để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự dù thực tế không theo học mà chỉ “loanh quanh để chờ thi đại học lại vào năm sau” như phản ánh của ĐB Nguyễn Anh Sơn (Nam Định), nhiều ĐBQH cho rằng, việc qui định kéo dài đến 27 tuổi đối với học sinh, sinh viên được hoãn gọi để tiếp tục thực hiện nghĩa vụ quân sự sau khi tốt nghiệp là hợp lý.
Một số ĐBQH cũng đề nghị không miễn gọi nhập ngũ đối với đối tượng công tác tại vùng sâu, vùng xa để đảm bảo công bằng với những người dân sinh sống, làm việc tại địa bàn đó không phải là đối tượng được miễn nghĩa vụ quân sự.
Kéo dài thời gian tại ngũ lên 24 tháng
Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ theo quy định của lLuật hiện hành còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, có sức chiến đấu cao, có lực lượng dự bị động viên hùng hậu.
Để bảo đảm đủ thời gian huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; giảm mức độ tổn thất về con người và vũ khí, trang bị khi tác chiến xảy ra; nâng cao chất lượng lực lượng dự bị động viên, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở và giảm chi phí ngân sách, thời gian huấn luyện quân nhân dự bị, dự án Luật quy định thống nhất thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ là 24 tháng.
Đa số ĐBQH tán thành với đề xuất này của Chính phủ. Theo ĐB Bùi Đức Hạnh (Lào Cai), thời gian tại ngũ 24 tháng còn tạo điều kiện cho những người có nhu cầu thi vào các trường của quân đội, đủ thời gian phát triển Đảng cho tân binh vì Bộ đội biên phòng thường tuyển quân ở các xã biên giới nên đây là hạt nhân phát triển cho địa phương sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự. ĐB Đào Trọng Thi cũng nhấn mạnh, nếu chỉ thực hiện nghĩa vụ trong 18 tháng thì một số quân, binh chủng có yêu cầu rèn luyện kỹ năng đủ thời gian để đáp ứng được nên phải kéo dài thành 24 tháng.
“Thực tế đi nghĩa vụ quân sự hiện nay không mấy hấp dẫn, chưa kể sự bất công chạy chọt để không phải đi nghĩa vụ quân sự”, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) nó và đề xuất, trong thời gian 24 tháng đi nghĩa vụ quân sự, ngoài huấn luyện nghĩa vụ quân sự thì tranh thủ dạy văn hóa, học nghề sẽ hấp dẫn người tham gia nghĩa vụ quân sự. Đồng thời, phải quy định chặt chẽ, xử lý tình trạng “chạy chọt” trốn đi nghĩa vụ quân sự.
Theo ĐB Phạm Văn Tam (Hà Nam), nhiều khi là do bệnh thành tích, nhiều khi lại do tính chất của luật này nên nhiều khi việc xử phạt, xử ly lại thiếu tính nghiêm minh, hoặc ở góc độ nào đó chỉ đạt được yếu tố nhắc nhở nên việc vi phạm Luật Nghĩa vụ quân sự diễn ra phổ biến như làm sai lệch các chỉ số khám sức khỏe - đây là dạng vi phạm có sự đồng tình của gia đình không muốn con em đi bộ đội hoặc trốn do quy trình tuyển chọn kéo dài mà người dân thì cần công ăn việc làm cao hơn…. “Nếu không điều chỉnh sớm sẽ làm cho tình hình, lực lượng thường trực của quân đội yếu, mà lực lượng dự bị cũng sẽ yếu đi”.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 12/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Đặng Ngọc Hậu đã chủ trì họp thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị của tỉnh Sơn La.
Trần Kiên
19:26 12/12/2024(Thanh tra) - Với quyết tâm chính trị cao nhất, Hà Nội phải hoàn thành việc tổng kết sắp xếp bộ máy theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương và Tổng Bí thư Tô Lâm vào đầu tháng 1/2025.
Hải Hà
17:54 12/12/2024N. Phó
16:05 12/12/2024Hương Giang
15:07 12/12/2024Bùi Bình
13:17 12/12/2024Lâm Ánh
Trần Kiên
Lâm Ánh
Trọng Tài
Thái Hải
T.Thanh
Văn Thanh
Kim Thành
PV
Nam Dũng
Chu Tuấn
Trần Quý