Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 15/08/2023 - 16:12
(Thanh tra) - Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan nói, việc chuyển đổi đất nông nghiệp, trong đó có đất lúa làm đường cao tốc, xây khu công nghiệp... là quy luật phát triển, những cũng phải cố gắng giữ gìn vì mọi sự chuyển đổi đất đai đều là sự đánh đổi.
Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trả lời chất vấn. Ảnh: P.Thắng
Chiều 15/8, sau phiên đăng đàn của Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Lê Minh Hoan trả lời chất vấn về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực nông nghiệp.
Chuyển đổi đất lúa cần nghĩ những giá trị phía sau
Chất vấn Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đại biểu Lê Thanh Hoàn (đoàn Thanh Hóa) đề nghị Bộ trưởng làm rõ, đến hiện tại đã có quy hoạch và chốt được vị trí các khu vực đất lúa để cấm không cho phép chuyển nhượng, chuyển đổi sang mục đích khác để người dân yên tâm canh tác chưa?
Trả lời, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho hay, theo số liệu thống kê hiện cả nước còn 3,93 triệu ha đất lúa. Theo nghị quyết Quốc hội, Chính phủ, chúng ta sử dụng linh hoạt 3,5 triệu ha đất lúa.
“Để phát triển kinh tế - xã hội thì phải dùng quỹ đất nông nghiệp, trong đó có đất lúa làm khu công nghiệp dịch vụ, đường cao tốc... Đó là quy luật phát triển. Vấn đề là ta lựa chọn hướng nào”, ông Hoan nêu và cho rằng, cần phải thấy mừng vì Việt Nam vẫn là quốc gia xuất khẩu gạo và lương thực ra thế giới, trong khi vẫn đảm bảo an ninh lương thực trong nước.
Đi vào nội dung câu hỏi của đại biểu, ông Hoan nói, quy hoạch đất lúa nằm trong quy hoạch đất đai là trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nhưng ông nghĩ, các địa phương đều đã có phân khu vực nào dành cho nông nghiệp, trong đó có đất lúa.
“Tất nhiên mọi quy hoạch không phải đứng yên vì sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhưng chúng ta cũng cố gắng giữ gìn vì mọi sự chuyển đổi đất đai đều là sự đánh đổi. Đánh đổi có thể là ngang giá, có thể lời trước mắt có thể lâu dài. Vì quỹ đất là hữu hạn còn nhu cầu phát triển là vô hạn”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.
Ông đề nghị địa phương, doanh nghiệp khi chuyển đổi đất lúa cần nghĩ tới những con người, giá trị phía sau.
Ông cũng nhấn mạnh, sẽ kiên trì cùng địa phương để phân tích cụ thể khi nào chuyển đổi, khi nào không chuyển đổi để phát triển song cũng phải giữ gìn.
Nông nghiệp đang đứng trước 3 “biến”
Ông Tạ Minh Tâm (Tiền Giang) đặt vấn đề về tính dự báo xuất khẩu nông sản chưa chính xác; hiệu quả gắn kết giữa dự báo, quy hoạch, sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn nước xuất khẩu chưa cao.
“Trách nhiệm của bộ trưởng thế nào để nâng cao giá trị xuất khẩu nông sản Việt?”, ông Tâm chất vấn.
Chung mối quan tâm, đại biểu Lê Thị Song An (Long An) nêu, sau lệnh cấm xuất khẩu gạo của một số nước, giá lúa tăng, xuất hiện mua gom ồ ạt, đẩy giá mặt hàng này tăng cao bất hợp lý.
“Bộ trưởng có giải pháp vưa đảm bảo an ninh lương thực, vừa sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững?”, bà An hỏi.
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho hay, nông nghiệp đang đứng trước 3 “biến”, là biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến chuyển xu hướng tiêu dùng.
Theo ông, trong điều kiện thế giới thay đổi hàng ngày, hàng giờ, chính sách các nước thay đổi liên tục nên dự báo cũng “khó cầu toàn trước xu hướng biến động”.
Trong ngắn hạn không ai biết xung đột địa chính trị trên thế giới sẽ kéo dài bao lâu, hay khi nào Ấn Độ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, một số nước cấm xuất khẩu gạo đem lại cho chúng ta cơ hội, nhưng cần hết sức bình tĩnh, vì mọi vấn đề đều có mặt trái.
Có 7-8 triệu tấn lúa để xuất khẩu
Dẫn công điện của Thủ tướng nêu trong bối cảnh hiện nay phải đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đẩy mạnh xuất khẩu gạo như là cam kết của Việt Nam với thế giới trong đảm bảo an ninh lương thực, ông Lê Minh Hoan cho hay, các bộ, ngành, địa phương đang làm điều đó.
Chúng ta phải lo an ninh lương thực, không gây sốc cho thị trường nội địa do giá gạo tăng, theo bộ trưởng.
Tại đồng bằng sông Cửu Long, một năm có 365 ngày, thì 360 ngàyccác địa phương ở đây “xuống giống”, lúc nào cũng có lúa thành đòng. Vì thế, chỉ cần 95 ngày đã có lúa, nên cân đối sản lượng thu hoạch theo từng mùa vụ.
Ông Hoan cho hay, nếu không có thiên tai, biến đổi khí hậu không bất thường như vài năm qua, thì đảm bảo tiêu dùng trong nước và có 7-8 triệu tấn lúa để xuất khẩu. Năm ngoái xuất khẩu 7,1 triệu tấn gạo, năm nay vẫn còn dư địa cho xuất khẩu.
Về giá lúa gạo bị đẩy lên cao, Tư lệnh ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phân tích, giá nông sản được quyết định bởi cung - cầu. Cầu tăng, cung không tăng thì giá sẽ tăng, đó là quy luật thị trường.
Ở chiều ngược lại, những tác động ngoài bài toán cung - cầu, là tình trạng cố tình đẩy giá, gây ảnh hưởng lớn.
Bộ trưởng mong, bà con nông dân, doanh nghiệp phải tôn trọng nhau, chia sẻ thời cơ và phải hướng tới hợp tác lâu dài.
“Mua bán không chỉ là được lợi, mà phải nghĩ tới chuyện mùa sau còn mua bán với nhau, nếu ép nhau thì khó hợp tác lâu dài”, ông nêu.
Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phân tích 20% diện tích lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long có liên kết, còn 80% nằm ngoài liên kết nên không kiểm soát được.
“Chúng ta phải chuyển từ tư duy mua bán sang tư duy liên kết, hợp tác mới bền vững được”, theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương