Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ bảy, 01/07/2023 - 15:15
(Thanh tra) - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho hay, nhiều dự án đầu tư xây dựng khu đô thị 10-15 năm, dân cư ở ổn định rồi nhưng quy hoạch, cơ sở về công trình xã hội, đặc biệt là trường học được đầu tư rất chậm.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhận định, Hà Nội là điển hình của thiếu trường, thiếu lớp công. Ảnh: Đ.X
Sáng ngày 1/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri 3 quận (Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng) của TP Hà Nội để báo cáo kết quả kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Thay mặt Đoàn Đại biểu Quốc hội, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội Đinh Tiến Dũng đã tiếp thu các ý kiến của cử tri nêu ra.
Không làm đường sắt đô thị, không giải quyết được ùn tắc giao thông…
Trước ý kiến của cử tri về tình trạng lãng phí, ông Đinh Tiến Dũng nói đây là vấn đề lớn, nhiều nội dung.
Để minh chứng, ông Dũng dành thời gian nói về dự án đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô. Theo ông, dự án này có chiều dài 112km, đi qua 3 tỉnh, thành (Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh). Dự án đi qua địa bàn Hà Nội là 58,2km, với tổng kinh phí giải phóng mặt bằng là trên 13.000 tỷ đồng.
Dự án đã được khởi công với tổng kinh phí trên 18.000 tỷ đồng cho cả chiều dài 58,2km, như vậy chỉ có 328 tỷ đồng/km nếu làm đúng tiến độ, Bí thư Thành ủy Hà Nội tính toán.
Trong khi, đoạn vành đai 1 có 1,6km đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục mà 7.600 tỷ, dân tình thì bức xúc, đơn thư suốt ngày.
“Nói như thế để thấy các bác nói hoàn toàn chính xác. Dự án chậm triển khai, chậm tiến độ là lãng phí.
Nhưng lãng phí, hiệu quả kinh tế là một phần, vấn đề ổn định đời sống dân cư sau tái định cư ở các dự án là vô cùng quan trọng. Làm được sớm thì ổn định sớm, làm được sớm thì nguy cơ gây mất an ninh trật tự, đơn thư khiếu kiện không còn”, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh.
Vì vậy, ông cho hay, bên cạnh kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, TP sẽ làm quyết liệt, chủ trương là “khép kín” các vành đai 1, 2, 3, 4. Cạnh đó, TP sẽ tập trung cao độ chuẩn bị vốn để đầu tư hệ thống đường sắt đô thị.
“Nếu không làm đường sắt đô thị thì không giải quyết được vấn đề hiện nay trong nội đô đang mắc phải, ùn tắc giao thông, úng ngập, ôn nhiễm môi trường…”, theo ông Đinh Tiến Dũng.
Thu hồi lại một loạt khu đất để đầu tư làm trường học
Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng đề cập đến tình trạng thiếu trường, thiếu lớp công lập và nhận định “Hà Nội là điển hình”. Theo ông, Hà Nội có 2,3 triệu học sinh, đông nhất cả nước, chiếm khoảng 1/10 cả nước.
“Trong quá trình phát triển rất nhanh về dân số cơ học, nên phần lớn lúc nào chúng ta cũng thấy thiếu trường, thiếu lớp”.
Thêm nữa, quá trình quản lý vừa qua có “những vấn đề bất cập ngay trong nội tại của Hà Nội”. Ông Dũng cho hay, nhiều dự án đầu tư xây dựng khu đô thị 10-15 năm, dân cư ở ổn định rồi nhưng các quy hoạch, cơ sở về công trình xã hội, đặc biệt là trường học được đầu tư rất chậm.
Vì vậy, vừa qua, Hà Nội đã quyết định thu hồi lại một loạt khu đất để làm trường học ở các khu đô thị để tập trung đầu tư theo phương thức đầu tư công hoặc kêu gọi xã hội hoá. “Cách như vậy, chúng ta dần khắc phục được thiếu trường, thiếu lớp”, ông Dũng nói.
Tại buổi tiếp xúc, cử tri đồng tình, đánh giá cao việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
“Đây là việc làm cần thiết, đảm bảo phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân để hoàn thiện Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật, đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân”, cử tri Đặng Minh Hòa (quận Đống Đa) nêu.
Đồng tình với ý kiến cử tri, Bí thư Đinh Tiến Dũng nhắc lại phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là đất đai rất quan trọng, nhiều người giàu lên từ đất, nghèo đi cũng từ đất; khoảng 75% đơn thư khiếu nại của nhân dân liên quan đến đất đai.
Do vậy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có Nghị quyết 18; Quốc hội thảo luận, xem xét rất thận trọng Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) theo chương trình nghị sự 3 kỳ họp.
Sau kỳ họp 5, Quốc hội giao Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu để trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp 6 (tháng 10 năm nay).
“Hi vọng, qua thảo luận, lấy ý kiến vừa rồi, việc tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi sẽ có hiệu lực, hiệu quả tốt hơn trong quản lý đất đai, cũng như là phát triển đất nước”, Bí thư Thành ủy Hà Nội nói thêm.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Khẳng định phát triển ngành công nghiệp bán dẫn là đòi hỏi tất yếu, là đột phá chiến lược, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ quyết tâm phát triển bằng được ngành này.
Hương Giang
16:17 14/12/2024(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024T.Thanh
16:36 13/12/2024PV
16:33 13/12/2024Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý