Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 19/07/2023 - 10:11
(Thanh tra) - Một số địa phương có nhiều cán bộ công chức, viên chức bị kỷ luật như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đồng Nai, Đà Nẵng, Cao Bằng, Hà Nội, Quảng Ngãi…
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo nhằm sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và xác định phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Ảnh: N.Bắc
Thông tin này được cho biết tại báo cáo công tác cải cách hành chính 6 tháng đầu năm 2023, phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm gửi đến phiên họp thứ 5 Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ sáng nay 19/7. Phiên họp do Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì.
Công tác cải cách hành chính gồm 6 nội dung chính: Cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công; xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Báo cáo gửi đến phiên họp khái quát nhiều kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm.
Đề cập đến cải cách chế độ công vụ, báo cáo nêu rõ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn quan tâm, chỉ đạo Bộ Nội vụ có những tham mưu, giải pháp cụ thể để thực hiện chủ trương của Đảng về kịp thời thay thế cán bộ năng lực hạn chế, uy tín giảm sút, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.
Bộ Nội vụ cũng được giao hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.
Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2023, trên cơ sở báo cáo của 63 tỉnh, TP có 395 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật.
Một số địa phương có nhiều cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật như: Hà Tĩnh (138 người), Quảng Bình (68 người), Đồng Nai (51 người), Đà Nẵng (25 người), Cao Bằng (16 người), Hà Nội (15), Quảng Ngãi (14 người), Yên Bái (13 người), Thái Nguyên (12 người)…
Liên quan đến cải cách thủ tục hành chính, trong quý II, các bộ, cơ quan ngang bộ đã ban hành 11 thông tư, trình cấp có thẩm quyền ban hành 5 nghị định để cắt giảm, đơn giản hóa 163 điều kiện kinh doanh.
Tính chung từ năm 2021 đến nay, các bộ, cơ quan ngang bộ đã thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa 2.352 điều kiện kinh doanh tại 191 văn bản quy phạm pháp luật; đã thực thi phương án cắt giảm, đơn giản hóa 470 điều kiện kinh doanh tại 56 văn bản, đạt 41%.
Các bộ, ngành, địa phương đã rà soát, ban hành 1.129 quyết định công bố 14.716 thủ tục hành chính, danh mục thủ tục hành chính để cập nhật, niêm yết tại nơi giải quyết và đã công khai 11.581 thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính trong quý II.
So với quý I, số lượng quyết định công bố thủ tục hành chính, danh mục thủ tục hành chính của các bộ, ngành, địa phương tăng 468 quyết định.
Bên cạnh những kết quả đạt được, theo báo cáo, thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực còn nhiều rào cản, quy định chồng chéo, đặc biệt là những lĩnh vực liên quan đến đất đai, quản lý tài chính, đầu tư công, y tế, giáo dục, kiểm tra chuyên ngành, xuất nhập khẩu…
Các dịch vụ công trực tuyến mới chỉ đơn thuần chuyển từ môi trường giấy sang môi trường điện tử, chưa quan tâm tái cấu trúc quy trình, trải nghiệm của người dùng nên chưa thực sự thuận lợi, đơn giản cho người dân, doanh nghiệp, nhiều trường hợp vừa phải làm thủ công, vừa làm trực tuyến gây mất thời gian.
Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính còn chưa cao…
Nguyên nhân là do, công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác cải cách hành chính ở một số nơi vẫn chưa thực sự quyết liệt; người đứng đầu ở một số bộ, cơ quan, địa phương chưa trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác cải cách hành chính thuộc phạm vi quản lý.
Thêm vào đó là còn tình trạng níu kéo, lợi ích cục bộ của ngành, lĩnh vực. “Trách nhiệm thực thi công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức chưa cao, sợ trách nhiệm, đùn đẩy trách nhiệm, gây phiền hà, sách nhiễu trong giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp”, báo cáo nêu.
Trong phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền, xây dựng tổ chức bộ máy Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là một trọng tâm, đột phá trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn mới.
Người đứng đầu Chính phủ đề nghị các cơ quan tiếp tục rà soát lại các công việc trên tinh thần “việc gì có lợi cho dân thì ta hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh”.
Phải làm sao để người dân, doanh nghiệp tiếp cận, thực hiện các thủ tục, công việc một cách nhanh chóng, thuận lợi nhất, tiết giảm chi phí, thời gian, công sức, tránh phiền hà, sách nhiễu, phòng chống tham nhũng, tiêu cực…, theo Thủ tướng.
Nhấn mạnh quan điểm nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân, Thủ tướng đề nghị tập trung đánh giá, làm rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong cải cách hành chính nói chung, nhất là những vấn đề nổi lên, những vấn đề người dân quan tâm.
Từ đó, đề xuất các giải pháp, nhiệm vụ thời gian tới trong công tác cải cách hành chính, khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phục hồi, phát triển đất nước.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên