Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Việt Nam thông báo với thế giới mối đe dọa thật sự trên biển Đông

Chủ nhật, 25/05/2014 - 21:50

Theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh chủ trì và trả lời các câu hỏi của báo chí quốc tế trong khuôn khổ hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới tại Philippines, trong đó có tình hình biển Đông.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm và làm việc tại Philippines từ ngày 21 đến 22-5, và đã đề cập tình hình hiện nay trên biển Đông với lãnh đạo nước chủ nhà cũng như tại Diễn đàn kinh tế thế giới - Ảnh: V.V.Thành

Dưới đây là các câu hỏi và trả lời của Thứ trưởng Phạm Quang Vinh tại buổi họp báo:

* Channel News Asia: Xin cho biết ai đứng đằng sau những vụ việc gây rối tuần trước ở Việt Nam?

- Đã có một số người lợi dụng vi phạm pháp luật Việt Nam và đã có hành vi gây rối như trên. Nhưng Chính phủ Việt Nam đã có các biện pháp kịp thời. Hiện nay, tình hình đã ổn định, các doanh nghiệp đã trở lại làm việc bình thường.

* Thủ tướng nói những người vi phạm sẽ bị nghiêm trị. Xin ông có thể cho biết về các hình thức nghiêm trị?

- Những người này sẽ bị nghiêm trị theo pháp luật Việt Nam, kể cả việc đưa ra tòa xét xử.

* Có bao nhiêu người sẽ bị trừng trị và các hình thức trừng trị là như thế nào?

- Hàng trăm người gây rối đã bị tạm giữ. Theo đúng trình tự tố tụng, chúng tôi sẽ điều tra, xem xét. Người nào không có tội sẽ được thả, người nào có tội sẽ bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật.

* CNN: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rằng Việt Nam xem xét hành động pháp lý. Xin ông có thể cho biết thêm biện pháp pháp lý nào Việt Nam đang xem xét để đấu tranh với phía Trung Quốc trong vấn đề này?

- Việt Nam kiên trì các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp và sẽ tiếp tục như vậy trên cơ sở phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm cả các biện pháp được quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển.

* Strait Times: Ngài Thủ tướng có phát biểu rằng Việt Nam sử dụng tất cả các kênh đối thoại. Vậy sẽ đi về đâu sau khi đã sử dụng hết tất cả kênh đối thoại?

- Việt Nam sẽ tiếp tục sử dụng mọi cơ hội và mọi kênh đối thoại, kể cả đàm phán với Trung Quốc. Cho đến nay, chúng tôi đã có hơn 20 cuộc tiếp xúc với Trung Quốc. Và chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc này. Vì sao? Việt Nam sẽ sử dụng mọi biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế. Các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế đã được đề cập trong phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

* Xin được hỏi về khả năng Việt Nam sử dụng các hành động pháp lý. Liệu Việt Nam sẽ tham gia vụ kiện của Philippines hay là Việt Nam sẽ đưa một vụ kiện riêng của mình? Khi nào việc này sẽ diễn ra?

- Chúng tôi sẽ bảo vệ vùng biển của mình và sẽ sử dụng mọi biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển.

* Việt Nam có xem xét tiến hành biện pháp pháp lý tập thể cùng với Philippines và Nhật Bản trong các tranh chấp trên biển, như vậy hành động pháp lý chống Trung Quốc sẽ mạnh hơn?

- Chúng tôi sẽ sử dụng mọi biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền và các vùng biển của Việt Nam.

* Thủ tướng Việt Nam có nói về vấn đề thương mại và giao thông ở biển Đông? Các vấn đề này sẽ bị tác động như thế nào?

- Tình hình hiện nay là hết sức nguy hiểm đối với hòa bình, ổn định và an ninh, an toàn hàng hải. Các bạn thấy giàn khoan được hạ đặt sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đi cùng với nhiều tàu hộ tống, trong đó có các tàu quân sự, máy bay. Nếu tình hình này không được ngăn chặn, khi đó nó sẽ là mối đe dọa thật sự đối với đường giao thông biển.

* Reuters: Việt Nam đã có các tiếp xúc với Trung Quốc. Kết quả của các hoạt động tiếp xúc này?

- Cho đến nay, chúng tôi đã có hơn 20 cuộc tiếp xúc với Trung Quốc. Phó thủ tướng, bộ trưởng Bộ Ngoại giao của chúng tôi đã có hai cuộc điện đàm với người đồng cấp của Trung Quốc, trong đó có bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc.

* NHK: Tiếp tục về vấn đề hành động pháp lý, tôi được biết Việt Nam đã gửi một văn bản đến Liên Hiệp Quốc. Xin cho biết tính chất của văn bản này là gì? Việt Nam đưa vấn đề ra Diễn đàn kinh tế thế giới. Có phải là Việt Nam đang quốc tế hóa vấn đề không?

- Chúng tôi đang thông tin cho cả thế giới, cộng đồng quốc tế, tất cả các nước về mối đe dọa đối với hòa bình và ổn định, sự vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển; do vậy, chúng tôi đã thông báo cho Liên Hiệp Quốc cũng như cho các nước ASEAN. Đây là việc thông báo về một mối đe dọa thật sự, một sự vi phạm luật pháp quốc tế.

* Việt Nam dự kiến Trung Quốc sẽ có phản ứng như thế nào?

- Đề nghị bạn hỏi họ.

* Việt Nam có sẵn sàng với những phản ứng tiêu cực từ Trung Quốc?

- Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc. Chúng tôi sẽ nỗ lực làm tất cả để đưa giàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam, đồng thời duy trì quan hệ hữu nghị với Trung Quốc. Chúng tôi đang cố gắng làm việc này.

TTO

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam công bố tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028

Việt Nam công bố tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028

(Thanh tra) - “Nếu trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028, Việt Nam sẽ thúc đẩy thực hiện các mục tiêu chung của Hội đồng Nhân quyền là bảo đảm ngày càng tốt hơn việc thụ hưởng quyền con người của mọi người dân trên toàn thế giới”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định.

T.Thanh

12:17 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm