Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đi đầu về phát triển bền vững, Vinamilk thực hiện các mục tiêu ESG như thế nào?

Uyên Phương

Thứ ba, 10/12/2024 - 18:17

(Thanh tra) - Vinamilk tiếp tục năm thứ 9 liên tiếp duy trì thứ hạng cao trong Top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững (PTBV) lĩnh vực sản xuất theo Chương trình Đánh giá, Công bố doanh nghiệp PTBV tại Việt Nam (CSI100) vừa qua. Điểm lại các thực hành phát triển bền vững của thương hiệu tỷ đô này theo 3 tiêu chí đang được quan tâm là E-S-G.

Vinamilk nằm trong Top 10 Doanh nghiệp bền vững trong lĩnh vực sản xuất tại CSI 2024 năm thứ 9 liên tiếp

Vững vàng trong quá trình “chuyển đổi xanh”   

“Doanh nghiệp vươn mình trong Kỷ nguyên Xanh” đã được VCCI chọn làm chủ đề cho Lễ công bố các Doanh nghiệp Bền vững tại Việt Nam 2024, chuyển tải thông điệp tiếp sức các doanh nghiệp Việt trên hành trình kinh doanh bền vững. Tiếp tục được đánh giá cao về PTBV, Vinamilk 9 năm liên tiếp nằm trong Top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững lĩnh vực sản xuất, kể từ khi chương trình được khởi động.

Từ gần 500 doanh nghiệp trên cả nước tham gia xét chọn, các doanh nghiệp tiêu biểu vượt qua bộ tiêu chí đánh giá lên đến 153 chỉ số bao gồm 62% các chỉ số tuân thủ, 38% là các chỉ số nâng cao. Điều này nhằm đánh giá doanh nghiệp trên các khía cạnh toàn diện, bên cạnh hiệu quả kinh tế là các chỉ tiêu E-S-G: quản trị doanh nghiệp, xã hội, môi trường.

Vinamilk đẩy mạnh sử dụng năng lượng tái tạo, sản xuất xanh tại các nhà máy trên cả nước

Trong bối cảnh doanh nghiệp toàn cầu đang dần thực hành phát triển bền vững theo ba trụ cột ESG như một xu thế bắt buộc, những nỗ lực của Vinamilk trong việc triển khai ESG không chỉ tạo được thông lệ tốt trong ngành sữa mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của kinh tế và xã hội.

Phát triển bền vững qua “lăng kính” ESG

Vinamilk là đơn vị tiên phong có các thực hành PTBV từ rất sớm, nhiều chương trình từ cách đây 10-20 năm và được quản trị một cách bài bản. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này còn cho thấy sự chủ động “nâng cấp” các mô hình quản trị theo những chuẩn mực, tiêu chuẩn mới và ngày càng cao hơn. Từ đó, thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh mạnh mẽ hơn và đón bắt các xu hướng PTBV của thế giới.

Đầu tiên, về cam kết môi trường (E): Vinamilk đã đưa ra một cam kết tham vọng nhưng đầy mạnh mẽ - đạt Net Zero vào năm 2050. Để đạt được mục tiêu này, Vinamilk đã triển khai nhiều bước chuyển đổi về sản xuất xanh như sử dụng năng lượng tái tạo, chuyển đổi công nghệ, tối ưu hóa quy trình sản xuất và tăng cường tuần hoàn, tái chế. Đến nay, đã có 2 nhà máy và 1 trang trại của doanh nghiệp đạt chứng nhận trung hòa Carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014.

Vinamilk thực hiện dự án tái sinh 25ha rừng ngập mặn tại Cà Mau ước tính có thể hấp thụ 20.000 tấn CO2

Bên cạnh đó, Vinamilk triển khai nhiều dự án nhằm hình thành bể hấp thụ Carbon từ rừng, bảo vệ môi trường, hạn chế tác động biến đổi khí hậu. Điển hình là chương trình “Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam” mà doanh nghiệp này đã thực hiện thành công vào năm 2020.  Tiếp đó là dự án “Cánh rừng Net Zero” hướng đến mục tiêu Net Zero 2050, với quy mô ngân sách đầu tư dự kiến của doanh nghiệp cho việc trồng rừng có thể lên đến 25 tỷ đồng, trong giai đoạn từ nay đến 2030.

Tiếp theo là “S” (Social - Xã hội) được hiểu là các tác động của doanh nghiệp đến xã hội, con người theo hướng PTBV. Đây được cho là tiêu chí “khó” đối với các doanh nghiệp vì đối tượng tác động rộng, bao gồm rất nhiều bên liên quan bên trong và bên ngoài như cộng đồng, người tiêu dùng, đối tác bên ngoài đến nhân viên, người lao động…

Nói về chữ “S”, người đứng đầu công ty, bà Mai Kiều Liên có lần chia sẻ: “Tôi vẫn hay nói với nhân viên của mình rằng, hành động của chúng ta không bao giờ được gây hại cho người khác. Mọi hoạt động đầu tư của Vinamilk phải chứng minh được các lợi ích, ở đây lợi ích không chỉ cho mình, mà còn cho các bên liên quan như cổ đông, nhân viên, người dân địa phương... Điều gì mang lại lợi ích cho con người, Vinamilk sẽ làm!”

Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam với sứ mệnh “Để mọi trẻ em Việt Nam được uống sữa mỗi ngày” là một ví dụ điển hình của Vinamilk về khía cạnh này. Có thể nói, đây là một chương trình chăm sóc dinh dưỡng có quy mô lớn và dài hơi nhất được thực hiện bởi doanh nghiệp, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề dinh dưỡng cho trẻ em.

 

Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam được Vinamilk thực hiện từ năm 2008 đến nay, mang sữa đến với hơn nửa triệu trẻ em khó khăn

Bên cạnh hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội, từ chính các trang trại của mình, Vinamilk đã giúp người nông dân trở thành mắc xích trong chuỗi giá trị bền vững. Từ hơn 4000 hộ dân chăn nuôi bò sữa có đầu ra ổn định, đến những hộ dân đang hợp tác cung cấp thức ăn thô xanh như cỏ, bắp cho trang trại Vinamilk với thu nhập tiền tỷ mỗi năm.

Cuối cùng, có thể nói Quản trị (G: Governance) là một khía cạnh nổi bật, có tính quyết định lớn đối với các chiến lược PTBV của Vinamilk. Vinamilk đã xây dựng một hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả, đảm bảo mọi hoạt động đều tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, từ đó đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan. Hiệu quả hoạt động quản trị của Vinamilk được đánh giá cao khi luôn nằm trong Top doanh nghiệp Việt Nam có điểm quản trị công ty cao nhất tại Thẻ điểm Quản trị công ty ASEAN (ASEAN Corporate Governance Scorecard).

Vinamilk thuộc Top 10 doanh nghiệp quản trị công ty tốt nhất 2024 và là đơn vị duy nhất được đánh giá Quản trị vượt trên tuân thủ

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VNM của Vinamilk đã có 8 năm liên tiếp góp mặt trong Top 20 cổ phiếu được đánh giá có chỉ số phát triển bền vững tốt nhất (VNSI). Tổng điểm ESG năm 2024 của Vinamilk đạt mức cao 83%, trong đó điểm Quản trị (G) là 85%, cao vượt trội so với trung bình ngành. Không chỉ dựa trên các chuẩn mực chung về PTBV như GRI, SDG… nhiều năm nay, Vinamilk đã đưa vào các báo cáo thêm các tiêu chuẩn, khung hướng dẫn riêng của ngành. Nhờ đó, gia tăng toàn diện và minh bạch, hoạt động quản trị ngày càng đi sát sườn hơn hoạt động của công ty và toàn ngành để định hướng các mục tiêu ESG.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hội chợ trưng bày giới thiệu sản phẩm: Hiệu quả nhìn từ mô hình doanh nghiệp dòng họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam

Hội chợ trưng bày giới thiệu sản phẩm: Hiệu quả nhìn từ mô hình doanh nghiệp dòng họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam

(Thanh tra) - Hưởng ứng kỷ niệm 15 năm cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai từ năm 2009 của Bộ Chính trị, trong 2 ngày 28 và 29/12 tại thành phố Ninh Bình, dòng họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam sẽ tổ chức Hội chợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ với sự tham gia dự kiến của gần 500 đại biểu, doanh nhân, doanh nghiệp.

PV

10:42 11/12/2024
Công ty CP Xây dựng U&I tiếp tục bị phát hiện có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu

Công ty CP Xây dựng U&I tiếp tục bị phát hiện có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu

(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.

Thùy Dương

08:00 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm