Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vụ việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm!

Lê Phương

Thứ sáu, 25/03/2022 - 06:36

(Thanh tra) - Tại buổi hòa giải, ông Vũ Mạnh Hùng, công chức địa chính phường Lam Hạ cho biết, qua kiểm tra hồ sơ hiện trạng còn lưu giữ tại địa phương gồm bản đồ lập năm 1986, bản đồ hiện trạng năm 2001 và hồ sơ mà các bên cung cấp, cho thấy hồ sơ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho ông Nguyễn Văn Ích chưa bảo đảm đầy đủ tính pháp lý.

Khu đất đang có tranh chấp tại tổ dân phố Quỳnh Chân, phường Lam Hạ, TP Phủ Lý, Hà Nam. Ảnh: LP

Văn bản của UBND phường Lam Hạ nêu rõ: UBND phường nhận được đơn của các bà Nguyễn Thị Chiến, Nguyễn Thị Lan, Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Thị Bảy, Nguyễn Thị Tuyết, do ông Kim Quốc Hoa, trú tại 88 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội đại diện, đề nghị giải quyết việc tranh chấp quyền thừa kế, quyền sử dụng đất đối với ông Nguyễn Văn Ích và vợ là Nguyễn Thị Sen tại thửa đất số 62, tờ bản đồ số 09, tổ dân phố Quỳnh Chân, phường Lam Hạ, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

Ngày 13/1/2022, UBND phường Lam Hạ đã mời ông Kim Quốc Hoa và ông Nguyễn Văn Ích cùng bà Nguyễn Thị Sen để tiến hành hòa giải.

Sau khi nghe cán bộ địa chính phân tích hồ sơ và ý kiến của ông Kim Quốc Hoa (người đại diện các bà Chiến, Lan, Vân, Bảy, Tuyết), bà Nguyễn Thị Sen cùng ông Nguyễn Văn Ích nhất trí với phương án nộp lại GCNQSDĐ cho UBND phường để làm thủ tục tách thửa riêng phần đất đã xây dựng nhà thờ cho 5 chị em gái. Phần đất còn lại thuộc quyền sở hữu và sử dụng của ông bà Ích - Sen và mở lối đi riêng, không đi qua sân nhà thờ. Đồng thời cam kết không có thắc mắc hay khiếu kiện gì.

Cũng tại buổi hòa giải này, ông Nguyễn Văn Ích và bà Nguyễn Thị Sen đã nộp lại GCNQSDĐ cho UBND phường quản lý và thống nhất sẽ phối hợp cùng 5 chị em gái đến các cơ quan Nhà nước thực hiện việc tách sổ.

Tuy nhiên, chỉ một ngày sau, tức là ngày 14/1/2022, bà Nguyễn Thị Sen đã có đơn đề nghị UBND phường Lam Hạ hủy bỏ nội dung hòa giải ngày 13/1/2022 để giải quyết theo quy định của pháp luật, với lý do việc thỏa thuận phân chia quyền sử dụng đất trên thửa đất đang tranh chấp chưa công bằng, phần đất ở của gia đình bà được sử dụng “không có lối đi, méo mó”.

Sau khi nhận được đơn của bà Sen, Hội đồng Hòa giải phường Lam Hạ đã cử thành viên đại diện liên lạc với ông Kim Quốc Hoa bằng điện thoại và sau đó tổ chức lại cuộc họp hội đồng hòa giải xác định hòa giải không thành. Đồng thời, báo cáo UBND TP Phủ Lý để xem xét, giải quyết tranh chấp theo thẩm quyền.

Điều đáng nói, sự chậm trễ, tắc trách trong giải quyết vụ việc của UBND phường Lam Hạ đã gây bức xúc cho người dân.

Bà Nguyễn Thị Chiến cho biết, ngay từ đầu năm 2021, khi biết thửa đất của cha ông để lại đứng tên ông Nguyễn Văn Ích - người anh rể cả - không phải là người được hưởng quyền thừa kế, cả 5 chị em gái đã có đơn và nhiều lần trực tiếp đến UBND phường Lam Hạ đề nghị xem xét, giải quyết, nhưng cán bộ phường, thậm chí là các chủ tịch, phó chủ tịch phường tiếp nhận đơn và nội dung vụ việc xong rồi để đó.

Bà Chiến cho biết, tại biên bản làm việc được lập ngày 7/4/2021 giữa lãnh đạo UBND phường Lam Hạ và gia đình có nội dung: Chủ tịch UBND phường Nguyễn Quỳnh Hưng chỉ đạo cán bộ chuyên môn, phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra hồ sơ lưu trữ việc cấp GCNQSDĐ cho ông Nguyễn Văn Ích và trình tự thủ tục cấp GCN và tiến hành tiếp tục hòa giải theo quy định.

Thế nhưng, phải đến tận tháng 1/2022, UBND phường Lam Hạ mới tổ chức được một cuộc hòa giải được xác định là thành công và được lập thành biên bản.

Và rồi, chỉ sau đó ít ngày, UBND phường Lam Hạ lại có văn bản cho rằng cuộc họp hòa giải không thành.

Trở lại với hồ sơ vụ việc cho thấy, thửa đất diện tích 356m2 tại thôn Quỳnh Chân, xã Lam Hạ (nay là phường Lam Hạ) có nguồn gốc của cụ Nguyễn Văn Son cùng 2 người vợ là Nguyễn Thị Mẫm, Nguyễn Thị Chắt. Các cụ có 6 người con gái là Nguyễn Thị Sen, Nguyễn Thị Chiến, Nguyễn Thị Tuyết, Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Thị Phương Lan và Nguyễn Thị Bảy.

Các năm 1992, 2007, 2015, các cụ Son, Mẫm, Chắt lần lượt qua đời không để lại di chúc. Nhà đất để không từ đó, chỉ vào dịp lễ, Tết, gia đình 6 người con gái và các cháu của cụ Son mới về quây quần.

Không hiểu vì lý do gì, đến nay, trong GCNQSDĐ đối với thửa đất lại đứng tên người con rể cả là Nguyễn Văn Ích, trong khi ông Ích không phải là người được hưởng quyền thừa kế và 5 người con gái còn lại của cụ Son không hề hay biết.

Không chấp nhận việc thửa đất cha ông để lại chỉ đứng tên 1 mình anh rể cả, ngay từ đầu năm 2021, 5 người con gái còn lại của cụ Son đã gửi đơn đến UBND phường Lam Hạ đề nghị làm rõ việc xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ cho ông Ích. Theo các bà, hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ đều là giả mạo, bởi các bà không hề ký vào bất cứ giấy tờ nào về việc chuyển quyền thừa kế cho ông Ích. Chưa kể, giấy tờ có điểm chỉ của cụ Nguyễn Thị Mẫm và có chữ ký của cụ Nguyễn Thị Chắt cũng là văn bản giả mạo.

Tại buổi làm việc với phóng viên Báo Thanh tra, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Lam Hạ Nguyễn Quỳnh Hưng cho biết, tại bản đồ địa chính và sổ mục kê năm 1986, thửa đất đang tranh chấp đứng tên cụ Nguyễn Văn Son. Năm 2009, ông Nguyễn Văn Ích (con rể cả cụ Son) được cấp GCNQSDĐ tại thửa đất.

Ông Hưng cũng cho biết, thực hiện chỉ đạo của UBND TP Phủ Lý, UBND phường Lam Hạ đã gửi giấy mời và liên hệ trực tiếp đề nghị các công dân có quyền và nghĩa vụ liên quan phải có mặt đầy đủ để dự cuộc họp hòa giải. Trên cơ sở kết quả hòa giải, UBND phường sẽ có báo cáo và đề nghị UBND TP Phủ Lý tiến hành thanh tra, kiểm tra xem xét tính pháp lý về GCNQSDĐ đã cấp cho ông Nguyễn Văn Ích.

Cũng tại buổi làm việc này, Chủ tịch phường Lam Hạ cam kết sẽ cung cấp cho phóng viên hồ sơ quản lý đất đai tại phường liên quan đến khu đất đang có tranh chấp và các văn bản phường đã giải quyết đối với đề nghị của các bà Chiến, Tuyết, Vân, Lan, Bảy sau khi tổ chức hòa giải và có báo cáo gửi UBND TP Phủ Lý.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, phóng viên Báo Thanh tra vẫn chưa nhận được phản hồi từ Chủ tịch UBND phường Lam Hạ dù đã nhiều lần liên hệ.

Trong quá trình xác minh vụ việc, phóng viên Báo Thanh tra còn nhận được nhiều thông tin phản ánh về việc buông lỏng công tác quản lý đất đai trong nhiều năm qua để người dân lấn chiếm, sử dụng và được cấp GCNQSDĐ khiến dư luận bức xúc.

Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu và cung cấp thông tin tới bạn đọc!

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024
Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.

Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh

08:00 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm